Page 184 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 184
179
hóa. Trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia hòa nhập bằng nguồn lực và tiềm năng của
mình. Trong nền kinh tế mở cửa toàn cầu, doanh nghiệp, người lao động, người học có cơ
hội được tiếp cận các nước khác trên phạm vi toàn thế giới đã hình thành nên một hệ
thống vừa mang tính chất hợp tác cùng phát triển lại vừa mang tính cạnh tranh khốc liệt
giữa các quốc gia và khu vực, trong đó công dân của các nước đóng vai trò quan trọng
đến sự hợp tác và cạnh tranh này, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn cầu.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có ưu điểm và đặc trưng riêng, việc phát huy tiềm năng
của mỗi nước đều phụ thuộc vào công dân nước đó.
Toàn cầu hóa chính là bước ngoặt quan trọng của nhân loại, tất cả các mối giao lưu
với bên ngoài của mỗi quốc gia đều dựa trên cơ sở của toàn cầu hóa. Các dân tộc khác
nhau về màu da, khác nhau về ngôn ngữ, khác nhau về tôn giáo xích lại gần nhau, giao
lưu, hợp tác, cũng từ đây các tổ chức mang tính khu vực và quốc tế ra đời, ngày càng
thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế, nhân lực, đồng thời cùng gánh vác các công việc
mang tính quốc tế và bảo vệ hòa bình thế giới và các giá trị chung.
Tiến trình phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa đã mang đến cho nhân loại những
vấn đề mang tính toàn cầu có ảnh hưởng đến vận mệnh của toàn nhân loại. Những vấn đề
mang tính toàn cầu có thể thấy rõ hiện nay bao gồm: vấn đề sinh thái môi trường bị đe
dọa; vấn đề thiếu hụt năng lượng; vấn đề an ninh lương thực, đói nghèo; vấn đề khủng
bố; vấn đề bùng phát dịch bệnh toàn cầu; ...
Trong tiến trình toàn cầu hóa, nước ta đã tăng cường hợp tác cùng với các nước trong
khu vực và thế giới trên các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, thể dục, thể thao,...đã thúc
đẩy tiến trình hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa của Việt Nam. Từ những bài học trong
lịch sử phát triển của đất nước và trước xu thế phát triển mới đã đặt ra yêu cầu chuyển
biến nhận thức, chuyển biến phương thức học tập, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế để
bắt kịp xu thế mới của nước ta. Có thể thấy, mục tiêu giáo dục công dân ở nước ta cần
phải chú trọng bồi dưỡng ý thức công dân toàn cầu. Như vậy xu thế toàn cầu hóa và sự
ảnh hưởng của nó đã đặt ra yêu cầu cao hơn cho công tác giáo dục công dân ở Việt Nam,
nâng cao chất lượng giáo dục công dân là xu thế tất yếu để hội nhập quốc tế. Bên cạnh
việc giáo dục ý thức tự cường dân tộc, sinh viên Việt Nam cần được bồi dưỡng ý thức
công dân toàn cầu để nhận thức rõ vị trí của đất nước trong trường quốc tế, có thể đứng
trên lập trường lợi ích quốc gia, quốc tế để nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên hội
nhập quốc tế sẽ mang đến cho nước ta cả cơ hội lẫn thách thức. Sinh viên cần được đào
tạo để có ý thức tận dụng những cơ hội thuận lợi phát triển đất nước một cách bền vững
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đi đôi với giữ vững độc lập, tự chủ và bản sắc dân tộc.
Đồng thời phải bồi dưỡng ý thức cho sinh viên hiểu biết và đề phòng những diễn biến
phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và sự chống phá của các thế lực thù