Page 177 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 177
172
một miền đất linh thiêng?. Phải chăng đây chính là trăn trở của nhà văn trước sự đổi thay
của không gian văn hóa đang dần bị biến đổi.
2.3. Không gian huyền thoại
Không gian huyền thoại không nhất thiết phải là những không gian kỳ bí như trong
thần thoại: thiên đường, địa ngục hay miền đất xa lạ mà nó là hiện thực ngay trong
cuộc sống của chúng ta. Nguyên tắc sáng tác của nhà văn hiện thực huyền ảo là biến hiện
thực thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực [2, tr.53]. Vì thế, không gian
huyền thoại là không gian pha lẫn thực và hư. Người đọc cảm giác mình đặt chân đến
một miền đất vừa hư vừa thực. Trong tiểu thuyết Hồ, nhà văn xây dựng một số không
gian huyền thoại sau:
Không gian căn phòng, không gian gắn liền với diễn biến tâm trạng và những điều
sâu kín nhất trong nội tâm con người. Ngay tại căn phòng của nhà tắm Thổ, những hồi ức
ùa về trong tâm thức của nhân vật Gimpei, những người con gái như Miyako, Hisako,
Yayoi… cứ thế đan xen trong hồi ức vừa mơ vừa thật của nhân vật. Người đọc khó có thể
nhận ra đâu là thực, đâu là ảo trong dòng tâm tưởng của Gimpei. Những khao khát, ham
muốn của một kẻ bệnh hoạn đến những đấu tranh nội tâm dằng xé được Kawabata miêu
tả hết sức chân thực thông qua những yếu tố huyền ảo giúp chuyển tải thông tin và lý giải
những uẩn ức của đời thường. Hay “Căn buồng bốn chiếu rưỡi”, “Căn buồng tám chiếu”
nơi mà Miyako sinh hoạt và là nơi mà ông già Arita ngủ lại với Miyako mỗi lần đến chơi.
Nơi đây đã chôn vùi cả thanh xuân của cô gái trẻ Miyako.
Hay như không gian tâm tưởng, không gian của những giấc mơ đã giúp nhân vật
Gimpei mơ về những con người và sự việc khác nhau trong những không gian đậm đặc
hư ảo. Ở giấc mơ thứ nhất “Mơ thấy cá tráp hồi hắn chín hoặc mười tuổi gì đó… Nhìn kỹ
ra thì đó là một con cá tráp lớn. Cá tráp nhảy lên từ biển. Không những thế, con cá tráp
lại nổi trên không trung và đứng im rất lâu. Không phải một con. Hàng đàn cá tráp nhảy
lên từ giữa những lớp song trồi ở khắp nơi… đó là một giấc mơ may mắn. Một giấc mơ
không tầm thường đâu. Rồi Gimpei sẽ làm nên trò trống lớn cho mà xem” [4, tr.108].
Nhưng rồi chiếc phi thuyền cùng con cá tráp cũng chả thay đổi được gì cuộc đời hắn. Hắn
chợt nhận ra:“Gimpei không có khả năng nhảy bật lên khỏi những lớp song người, hay
nổi lên giữa không trung phía trên đầu kẻ khác tựa như những con cá tráp giỏi giang
trong mơ. Nhưng đằng nào thì cũng là cái nhân quả khiến hắn chìm sâu xuống đáy song
của sự mê ám mà thôi” [4, tr.109]. Giấc mơ thứ hai, khi Gimpei đang rờ rẫm ngực của cô
học trò Hisako thì bỗng những mộng mị hiện lên một cách tự nhiên nhưng đầy kì quái
“Hình ảnh ruộng lúa mì nơi cố hương dần hiện lên. Cưỡi trên lưng một con ngựa không
yên cương của nông trại, người đàn bà đi qua con đường nằm về phía bên kia ruộng lúa
mì. Người đàn bà quấn chiếc khăn tay trắng quanh cổ và thắt nút ở đằng trước” [4,
tr.114]. Gimpei bừng tỉnh và thấy mình đang tóm cổ Hisako bằng một bàn tay. Và giấc