Page 167 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 167
162
nó nói đằng tây, miệng nói mở nhưng lòng nó đóng. Một gà, một heo một rượu nó không
thèm màng. Một lần, hai lần mẹ nó chán, cha nó nản, dòng họ xấu hổ, cộng đồng xa
lánh. Hắn như con trâu điên giữa mùa nắng cháy. Bơ vơ một thân lạc lối trong thung
sâu, trong rừng rậm (nguồn do tác giả sưu tầm). Như vậy, môi trường xã hội góp phần
tạo nên mục đích sống và điều kiện phát triển của cá nhân trong quan hệ xã hội sử thi Tây
Nguyên.
Phẩm chất đạo đức, nhân cách trong xã hội sử thi Tây Nguyên không chỉ được xây
dựng trên những chuẩn mực theo quy định của luật tục mà còn được đo bằng khối lượng
công việc hoàn thành. Niềm tin của cộng đồng đối với cá nhân được xây dựng trên cơ sở
của sự cống hiến và uy tín mà họ có được trong quá trình tương tác với cộng đồng và
phát triển xã hội. Điển hình cho các tiêu chí ấy là hình tượng các nhân vật anh hùng kiệt
xuất, tài giỏi, có sức mạnh, ý chí và trí tuệ của tộc người Tây Nguyên được thể hiện tiêu
biểu trong các tác phẩm sử thi.
Vượt lên ý nghĩa tâm linh nguyên thủy, ứng xử giao tiếp và các sự kiện trong trong
sử thi còn là tấm gương phản chiếu về phát triển xã hội và giáo dục cộng đồng. Nhờ vậy,
văn hóa sử thi được cộng đồng trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, bất chấp những
biến động trong – ngoài, làm trọn chức năng của tác phẩm văn học, đồng thời như một
phương tiện nhằm mục đích giáo dục, chuyển tải phong tục, văn hóa tộc người từ truyền
thống đến hiện đại. Kết quả điền dã năm 2018, với 100/125 người được phỏng vấn, có đến
80% người cho rằng: “sử thi không chỉ là phương tiện để giải trí, thỏa mãn đời sống tinh
thần, yếu tố gắn kết các thành viên trong cộng đồng, mà sử thi còn là phương tiện giáo dục
cộng đồng”. Như vậy, ngoài chức năng sinh hoạt, sử thi còn là một trong những phương
tiện để giáo dục và lưu truyền văn hóa dân gian. “Sử thi Tây Nguyên không chỉ là những
câu chuyện xa xưa, cuộc chinh phục đông tây của những anh hùng như Khing Dú, Dam
Săn trong việc bảo vệ phụ nữ mà sử thi còn chuyển tải luật tục của các dân tộc Tây
Nguyên. Sử thi chính là phong tục” (Lời nghệ nhân Ae Drim, xã Ea Bông, huyện Krông
Ana tỉnh Dăk Lăk). Qua những thiên anh hùng ca “một đi không trở lại”(Marx), có thể
khẳng định sử thi Tây Nguyên là tư liệu quý báu về văn hóa, phong tục, là trường ca giáo
huấn mà không thể tìm thấy một cách toàn diện trong các thể loại khác.
4. Cấu trúc bề sâu của chỉnh thể nguyên hợp nghệ thuật
Sử thi Tây Nguyên là một trong thể loại độc đáo tổng hợp nhiều loại hình của
foklore. Trong đó bao gồm các yếu tố của ngôn ngữ thơ ca, văn xuôi, âm nhạc và ngôn
ngữ sân khấu ... Các yếu tố nghệ thuật được vận dụng tài tình, hợp lý trong sử thi tạo
thành một tổng thể thống nhất, hữu cơ, tạo nên giá trị độc đáo của sử thi Tây Nguyên.
Nếu nhìn nhận ở góc độ văn học, sử thi Tây Nguyên thuộc loại hình văn học truyền
miệng, do vậy ngôn ngữ thể hiện bao giờ cũng có ý nghĩa hàng đầu trong cấu trúc nội
dung tác phẩm. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày kết hợp với ngôn ngữ