Page 163 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 163
158
hội. Có thể nói, sử thi Tây Nguyên không chỉ có giá trị văn học mà còn là tư liệu về văn
hóa vật chất và tinh thần của người Tây Nguyên.
Sử thi nảy sinh trong đời sống xã hội còn mang đậm màu sắc thần thoại. Tín
ngưỡng dân gian thể hiện khá đa dạng trong nhiều tác phẩm. Học giả Nguyễn Tấn Đắc
cho rằng: Giấc mơ thường là nguồn cội của các điềm báo. Dù là mơ hồ nhưng các tín
ngưỡng dân gian tác động cực mạnh, thường xuyên đối với hành động và nghĩ suy của
con người. Con người xem giấc mơ là cách “thế giới siêu nhiên mách bảo cho con người
biết trước việc mình định làm tốt hay xấu, nên hay không nên. Gần như là một quy tắc
chỉ đạo hành động trước khi định đoạt một việc gì, từ việc mua chiêng, cưới xin, làm rẫy,
5
dời làng…” . Nhân vật thần linh gần như đã trở thành thân thiết, thần linh có khả năng
thiết lập và củng cố niềm tin trong cuộc sống. Thần linh gần như là hình ảnh của những
già làng được hình tượng hóa trong tác phẩm. Sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố
kỳ vĩ đã tạo nên một thời đại sử thi mang sắc màu huyền thoại. Đó chính là “lí tưởng hoá
khả năng con người” (Macxin Gorki) nhằm nâng cao nhân loại lên ngang tầm với thần
linh, “chính cái vẻ tươi mát trong trẻo đầy nhân tính, sự nhân tính hóa và tự nhiên hóa
thần linh như vậy đã làm thành giá trị chủ yếu” (Heghen 1999: 615) của sử thi Tây
Nguyên nói riêng và sử thi nói chung. Khi khảo sát sử thi Y‟kdăm Săn, nhân vật thần
linh (Aê Diê) xuất hiện như một tín hiệu mang tính thông báo để quyết định hành động
của nhân vật Y‟kdăm Săn. Tín ngưỡng dân gian thể hiện qua Hệ thống nghi lễ vòng đời:
nghi lễ nghi thổi tai, đặt tên, cúng hồn lúa, lễ ăn lúa mới, cúng Thần Gió, Thần Sông,
Thần Suối....đến những lễ nghi được tổ chức quy mô lớn (lễ bỏ mả, lễ cúng bến nước, lễ
ăn trâu...) trong thế giới sử thi.
Khi nghe nghệ nhân hát kể sử thi, công chúng không chỉ hình dung cảnh “ăn năm
uống tháng” của hệ thống lễ hội cúng sức khỏe, say tai với tiếng cồng chiêng vượt buôn
xuyên rừng vui mừng chiến thắng, mà còn cung cấp cho ta cảnh đa dạng của phong tục
tập quán, như: lễ cưới chồng, rước rễ, bỏ mả, hoặc qua việc nhận lỗi theo luật tục... Dẫu
chưa một lần trực tiếp chứng kiến người Tây Nguyên tiến hành nghi lễ nông nghiệp hay
nghi lễ vòng đời người, khi nghe sử thi người nghe có thể cảm nhận được một phần nghi
lễ truyền thống của tộc người qua các sự kiện liên quan đến các anh hùng trong sử thi.
Những Dăm Săn, Dăm Tiông, Mdrong Dăm… trước khi tiến quân ra trận, reo mừng
chiến thắng trong sử thi một cách sinh động, cụ thể.
Trong sử thi, ngoài phản ánh văn hóa tinh thần, văn hóa vật thể là một trong những
nội dung được các nghệ nhân chú ý. Những ngôi nhà sàn “dài cả một hơi chiêng, sàn hiên
rộng cả một hơi ngựa phi”; những mái nhà rông cao vút kiêu kỳ như Nữ thần Mặt trờ như
mê hoặc người nghe; cuộc sống trù phú, giàu sang nhộn nhịp trong cảnh “trâu bò nhi
nhúc như bầy kiến bầy mối...Dấu chân ngựa chân voi như bện thừng, tớ trai đi lại nhau
5
Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hoá xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, tr 113,