Page 160 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 160

155


                            PHỔ VĂN HOÁ ĐẶC TUYỂN CỦA SỬ THI TÂY NGUYÊN

                                                                                 PGS.TS. Buôn Krông Thị Tuyết Nhung


                                                          TÓM TẮT
                   Sử thi Tây Nguyên là một di sản văn hóa đặc tuyển trong kho tàng sử thi thế giới. Sử
               thi Tây Nguyên có phổ rất rộng. Phổ văn hóa của sử thi Tây Nguyên không chỉ biểu hiện
               qua cấu trúc bề sâu của chỉnh thể nguyên hợp nghệ thuật mà còn hiện diện như “một cá
               thể sống”trong tính phức hợp của bức tranh đa dạng văn hóa tộc người. Trong bối cảnh
               toàn cầu hóa, sử thi Tây Nguyên tiếp tục giữ được vai trò của nó trong không gian văn
               hóa cồng chiêng Tây Nguyên và trong dòng chảy của văn học Đông Nam Á.

                   Từ khóa: Sử thi, sử thi Tây Nguyên, phổ văn hóa, văn hóa đặc tuyển
               1. Dẫn nhập
                    Sử thi Tây Nguyên là một thành tựu văn hóa độc đáo trong không gian văn hóa cồng
               chiêng Tây Nguyên. Sử thi Tây  Nguyên được sáng tạo bởi các dân tộc thiểu số Êđê,
               Mnông, Bahnar, Sdăng, Stiêng, Raglai, Jrai... Các tác phẩm sử thi Tây Nguyên không chỉ
               là những công trình nghệ thuật đặc sắc của văn học truyền khẩu mà còn được xem là tư

               liệu quý hiếm chứa đựng tri thức dân gian, là bộ “bách khoa thư” thể hiện phong tục, tập
               quán, tín ngưỡng, lịch sử của các tộc người thiểu số Tây Nguyên. Đây là một hiện tượng
               đặc biệt, có giá trị vô cùng to lớn làm phong phú thêm kho tàng foklore Việt Nam và thế
               giới. Hiện nay, trước sự biến động của lịch sử xã hội, sử thi các tộc người thiểu số Tây
               Nguyên đang đứng trước nguy cơ thách thức. Một cách nhìn tổng lược về sự tồn tại, phát
               triển của sử thi trong môi trường địa văn hóa, không gian diễn xướng và đề xuất một số ý
               kiến bảo tồn, phát huy giá trị của sử thi phần nào làm rõ thêm về “Phổ văn hóa đặc tuyển

               về sử thi Tây Nguyên” trong kho tàng foklore thế giới.
               2. Môi trƣờng bảo lƣu “sử thi sống” ở Tây Nguyên
                 Không gian và thời gian tồn tại của sử thi Tây Nguyên
                  Tây Nguyên không chỉ thu hút học giả trong và ngoài nước không chỉ bởi cung bậc
               của  âm  thanh  cồng  chiêng,  sự  đa  dạng  của  hệ  thống  lễ  hội  trong  mùa  “ăn  năm  uống
               tháng”, của phong tục tập quán mà còn bởi sự độc đáo của di sản sử thi. Sử thi trở thành

               một hiện tượng văn hóa đặc biệt không trong gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Sử
               thi tồn tại và phát triển trong không gian văn hóa rộng lớn từ tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk
               Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đến một phần vùng đất
               Đông Nam Bộ là tỉnh Bình Phước. Mỗi dân tộc không chỉ có một tác phẩm mà có nhiều
               tác phẩm sử thi, có những tác phẩm mang tính liên hoàn, chúng không tồn tại đơn lẻ, cá
               biệt, độc nhất mà là một tầng văn hóa có phổ cả bề sâu lẫn bề rộng. Từ năm 1927, sử thi
               Y‟Kdam Săn – tác phẩm được học giả L.Sabatier phát hiện và công bố trong Tạp chí Viện
   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165