Page 156 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 156

151


                   Các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Xuân Hà không chỉ chấp nhận số phận tiểu
               nhược mà họ còn có ý thức phản kháng, nổ lực chống lại kiếp sống “bên lề”. Đó là khát
               vọng của những người phụ nữ muốn được ngẩng đầu lên mà kiêu hãnh sống, không phụ

               thuộc, không phải nô lệ một cách khổ nhục như thế nữa. Trong hành trình phản kháng đó,
               tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc là thức tỉnh, tái sinh. Qua truyện Mùa biển,
               nhân vật nữ gần như đã chấp nhận số phận thụ động, “Chồng tôi cho rằng, đàn bà lấy
               chồng rồi là thôi không cần phải làm duyên là dáng gì. Miễn sạch sẽ. Ngoài việc đẻ con
               ra thì ăn ngủ cùng chồng, nói cùng chồng thậm chí cả việc nghĩ cũng phải theo ý chồng.
               Tôi cũng tưởng như vậy khi đưa ngón tay để anh lồng chiếc nhẫn vào” [6, tr.237], nhưng
               trước biển mênh mông và bí hiểm những đam mê lạ lùng chị được thức dậy: “Lần đầu
               tiên ra biển, tôi ngơ ngác và bị biển mê hoặc đến mức mọi cái đều rối mù...Mà tôi thì biết

               rất rõ rằng, chỉ cần cơ thể tôi chìm trong sóng biển, thì nỗi đam mê tái quái thuở thiếu nữ
               của tôi lại tràn về” [6, tr.239]. Biển làm cho con người trở nên bao dung hơn, hòa nhập
               với tự nhiên trở thành cách mà nữ giới lựa chọn để tách mình ra khỏi sự thống trị của
               diễn ngôn nam quyền: “Tôi bỗng thèm khát được hòa nhập với biển. Tôi cởi tung chiếc
               váy và lao xuống. Biển ùa lên người tôi và nắng rực rỡ” [6, tr.239]. Nhân vật nữ trong
               sáng tác của Võ Thị Xuân Hà thường bị đóng đinh với những sự sở hữu của đàn ông.

               Thậm chí hàm ơn với sự sở hữu đó như một thói quen khó dứt bỏ, kiểu như người phụ nữ
               trong Người đàn bà và những con rối chấp nhận những “tiếng gõ cửa mang ý thức về
               quyền sở hữu” cùng chồng âu yếm nhau trong sự “rượt đuổi của ý thức và quyền sở hữu”.
               Nhưng từ sâu bên trong họ luôn có sự chống đối mãnh liệt. Những nhân vật nữ trong
               Trong nước giá lạnh có thể bị chiếm đoạt về thể xác bởi sức mạnh và quyền uy nhưng
               linh hồn họ luôn tự do tự tại cùng với đất trời sông nước. Mặc dù theo Tư Nam bao nhiêu
               năm, dùng mọi thủ đoạn kể cả mang mạng sống của chồng và đồng đội cô ra để thương

               lượng, thiếu úy Quân vẫn không thể nào khuất phục được cô: “Anh không làm gì được
               đâu..dù có giết chúng tôi...Chúng tôi cũng sẽ mọc lên... như cây xanh” [7, tr.69]. Từ vị
               thế nhỏ bé thua thiệt Tư Nam đã lật lại thế cờ với một giọng điệu thông minh và sắc sảo
               không kém phần đanh thép: “Anh quân á, nếu chồng tôi là Việt Cộng thì Việt Cộng là
               những người tốt đẹp nhất trên đời. Không phải là người đàn bà của anh nhưng chúng ta
               đã từng biết quí mến nhau. Anh hãy tội nghiệp cho chính anh, cho gia tộc nhà anh, một

               dòng dõi thế tộc của nhà này. Bỏ bao nhiêu công đức xây chùa chiền, phúng viếng đức
               Phật cứu độ chúng sinh, vậy mà lại sinh ra kẻ nghịch tử như anh. Bàn tay anh nhúng đầy
               máu, xóa sao cho sạch” [7, tr.66]. Từ một người đàn ông hiếu thắng và ngạo mạn, Quân
               trở nên kẻ đáng bị khinh bỉ trong mặt Tư Nam và hắn đã hoàn toàn bị ngã gục trước vẻ
               đẹp, bản lĩnh của cô gái vùng sông nước: “Gã quì bên giường ngắm Tư Nam, nước mắt
               gã lăn dài trên gò má chai sạn bởi sự giằng xé giữa tình yêu và sự chiếm đoạt” [7, tr.71].
               Đằng sau bức thông điệp về sự hy sinh thầm lặng của những nữ biệt động thành là sự
   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161