Page 152 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 152

147


               bức mà còn bởi họ tìm đến một giải pháp thanh lọc cho tâm hồn mình: “Đêm oi tới mức
               không thể chịu được. Hạnh vùng ngồi dậy mở cửa ra khỏi nhà. Chị muốn xuống sông hụp
               một cái cho mát. Chị cởi quần áo tuồn xuống nước như một con rái cá. Nước mát lạnh và

               êm ả như cái nệm bông gạo. Những hạt nước bắn lên lấp lóa lân tinh. Cả cánh tay và cơ thể
               tròn trịa của chị cũng lấp lánh tỏa sáng” [6, tr.208]. Khi hòa mình vào tự nhiên là lúc nữ
               giới buông bỏ những muộn phiền trăn trở trong cuộc sống, được sống thật với lòng mình
               nhất. Nước sông như người mẹ mang lại chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất khi con người ta
               cảm thấy bế tắc. Số phận các nhân vật nữ trong Trong nước giá lạnh luôn gắn bó và đồng
               hành cùng sông nước, nước là nguồn sống nơi cứu rỗi linh hồn họ, là nơi ban nguồn sống
               cho nhân loại: “Ban đêm dòng sông mang dáng hình một cô gái bí ẩn, uốn lượn những vũ
               điệu hồng hoàng cho mưa thuận gió hòa, cho vạn vật sinh sôi nảy nở, Tôm cá và muôn loài

               thủy sinh h hiến mình cho cuộc sống dòng nước được tiếp nối” [7, tr.148]. Tư Nam được
               xây dựng như là một kết tinh của sông Hương, cơ thể mang mùi hương của nước thơm,
               một vẻ đẹp hội tụ của sông nước khiến người ta nhìn chị “ngỡ như thấy một bóng dáng của
               kinh thành tích tụ lại và trôi lững lờ trên dòng nước thơm” [7, tr.136]. Chính vì vậy Niệm –
               con gái của Tư Nam luôn nhìn thấy hình ảnh của mạ trong dòng nước sông Hương: “mạ
               nằm dưới sông với lũ tôm cá. Hôm nó chị nằm mơ thấy mạ hiện về hỏi: Niệm ơi con có

               hạnh phúc không? Đêm đó chị chạy ra sông nhấc vó được rất nhiều tôm trứng” [7, tr.173].
               Sông nước như một vòng tay người mẹ dịu dàng và tiếp thêm luồng sinh khí mỗi khi Niệm
               gặp những bất trắc trong cuộc sống, sông chính là mẹ: “Dưới sông, tôi như nhìn thấy mạ.
               Thực sự đã có những lúc tôi nhìn thấy người rõ ràng trước mặt. Mạ mặc một bộ áo dài màu
               nước sông xanh mướt mát, gương mặt mạ ánh lên màu bùn non, ấm và sinh động như thửa
               lúa đang thì con gái. Tôi mừng rỡ chạy đến gần, mạ đưa tay vuốt mái tóc tôi, nắn nhẹ bầu
               ngực tôi như thầm đo đắn kết quả cuộc sinh thành của mình” [7, tr.147]. Nỗi khao khát tình

               mẹ của Niệm được nước sông Hương thỏa mãn và nâng đỡ nên mỗi khi nhớ mẹ cô đều
               nhảy xuống sông bơi lội cùng lũ tôm cá, dưới làn nước lạnh cô sẽ cảm thấy: "mạ sẽ nâng
               tôi lên trên mặt nước, tắm cho tôi thứ sữa trắng ngà thơm mát của ánh trăng huyền diệu”
               [7, tr.151]. Sông chính là nguồn sống của Niệm, bởi vì trong dòng nước có bóng hình của
               mạ, sông cũng chính là nguồn chết, chết để được tái sinh. Sau cái đêm quằn quại đau đớn
               vì bị Tăng chiếm đoạt cô đã trầm mình xuống sông để né tránh cái lạc lõng trên bờ, cô

               xuống nước để cảm thấy được hồi sinh: “Tôi nằm trong nước. Thích thú vì tìm ra cái cách
               nằm trong nước. Nước giá lạnh ôm tôi vào lòng. Ai đó nghĩ rằng nước sông Hương ấm áp,
               chắc hẳn sẽ thất vọng vô cùng nếu ngâm người chìm nghỉm xuống đáy, thấy cái lạnh ngấm
               sâu vào linh hồn. Có lẽ thể xác con người đã quen thèm khát sự nồng ấm, không biết rằng
               giá lạnh là bản chất của sự trường tồn. Cũng bởi vì thế mà dòng nước thơm phải cuộn mình
               để ướp lạnh mình, giữ nguyên vẹn sự tinh khiết dưới đáy sâu. Tôi nằm trong nước giá lạnh,
               thấy mình như được hồi sinh” [7, tr.227]. Nước có thể tái sinh thanh tẩy và đây là nơi chốn
   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157