Page 150 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 150
145
bà là người có ưu thế vượt trội trong việc chăm sóc, lo lắng cho cây lúa. Tình yêu đồng
ruộng này cũng được Võ Thị Xuân Hà miêu tả trong Lúa và đất: “Những ngón chân thô
kệch tóe ra bám chặt xuống mặt ruộng, y như giống lúa. Nhưng hình như có điều gì thật
khó tả đang dâng lên trong chị khiến chị thấy yêu mảnh ruộng của mình tha thiết” [6,
tr.156]. Giữa lúa và người phụ nữ nông dân quanh năm đầu tắt mặt tối còn có sự đồng về
thân phận, vẻ đẹp tính Mẫu. Không phải ngẫu nhiên mà nhân vật “tôi” phát hiện vẻ đẹp
đôn hậu của người đàn bà đi trên cánh đồng, một vẻ không rực rỡ nhưng nó là bản chất của
cuộc sống bởi “họ giống như lúa và đất, bám sâu và che chở”. Hay trong Giấc mơ, đồng
ruộng như là cội nguồn cuộc sống. Vì vậy, người mẹ có một sự gắn kết, thấu hiểu và yêu
thương: “Chân mẹ màu hồng đào. Bùn ngấm dần từ gót chân đến cổ chân. Tay mẹ như búp
sen trắng quấn trong cái bao tay màu lá sen xanh ngắt mùa hè, thò xuống bùn, vọc bùn như
lũ trẻ nghịch ngợm. Mẹ nếm đất bùn như người đầu bếp nếm thức ăn, nhoẻn cười với
chúng tôi: - Bùn ngon quá. Mạ sẽ được lứa xanh” và ngược lại đất đai cũng quấn quýt với
con người, có hơi người thì nó mới trở nên tốt tươi: “Mẹ thò cái bàn cào có cái cán dài như
cái cuốc, cào những nhát phẳng lừ trên mặt bùn non. Bàn cào đi đến đâu, bùn sục lên đến
đó. Nước bùn kêu lục xục như niềm hoan hỉ được chăm bẵm” [10]. Simon De Beauvoir
từng phân tích về nguồn cội của sự gắn kết của nữ giới với đất đai. Từ thiên chức của
mình, người phụ nữ là cần thiết cho việc nuôi giữ cái mầm sống trong mình và cho ra đời
những đứa con, điều này được so sánh sự phì nhiêu nảy nở trên những luống cày nên họ
coi toàn bộ thiên nhiên như một người mẹ, đất là phụ nữ và trong người phụ nữ cũng như
trong đất, có những thế lực bí ẩn. Vì lí do ấy mà trong sự phân công lao động, việc đồng
áng được giao cho phụ nữ bởi họ có khả năng: “đưa vào trong bụng mình những ấu trùng
của tổ tiên, họ cũng có khả năng làm cho hoa trái sinh sôi nảy nở từ những ruộng đồng
được gieo vãi” [4, tr.89], “Có thể xem xét về phương diện thần bí, đất đai thuộc về phụ nữ:
họ có quyền vừa về mặt tôn giáo vừa về mặt pháp luật đối với đất đai và sản vật trên đó.
Mối quan hệ gắn bó giữa phụ nữ và đất đai còn chặt chẽ hơn một sự sở thuộc” [4, tr.89],
trong khi đó đàn ông đảm nhận những công việc mang tính mạnh mẽ hơn như đi săn bắn,
bắt cá, và đánh giặc. Rõ ràng qua góc nhìn của Võ Thị Xuân Hà, tự nhiên đất đai không
phải là phương tiện mưu sinh nữa mà nó là thực thể sống động có linh hồn, có ngôn ngữ và
đời sống riêng, và bằng thiên tính của mình, nữ giới đã lắng nghe âm vang từ chúng. Biểu
tượng ĐẤT – L A đã trở trở thành một biểu tượng đồng nhất với nữ giới với khả năng
sinh sản dồi dào, là nguồn sống cho toàn nhân loại. Simon De Beauvoir đã từng đưa ra
những dẫn chứng để chứng minh cho sự gắn kết của nữ giới và đất đai như: Cô gái được
yêu trong một ca khúc Ai Cập tuyên bố: “Em là đất!”. Trong các văn bản đạo hồi, người
đàn bà được gọi là cánh đồng, là cánh đồng nho. Trong một bản thánh ca nói về “đất, chị
gái của chúng ta, người mẹ của chúng ta, người bảo vệ và chăm sóc chúng ta, người sản
sinh ra những trái cây hết sức đa dạng với những đóa hoa muôn sắc và cỏ cây” [4, tr.187].