Page 148 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 148
143
với sự tự nguyện nhưng đầy đau đớn. Họ luôn có cách để tạo nên tính quyền uy cho diễn
ngôn của họ, biến tiếng nói của họ là lời chân lý, đạo đức. Sự thất bại trong việc chinh
phục và sở hữu đối tượng khác chỉ khiến lòng hiếu thắng của họ trỗi dậy và toan tính bất
chấp để xoa dịu lòng tự ái bị tổn thương. Hình tượng thiếu úy Quân trong Trong nước giá
lạnh là một điển hình. Hắn luôn tức tối vì với sự oai hùng, lừng lẫy của một đại úy khét
tiếng diệt cộng lại không thể nào chinh phục được Nam – một người đàn bà sông nước
nhưng hội tụ mọi “vẻ đẹp của thiên đường và địa ngục”. Việc sở hữu một người vợ sang
trọng và mang một gương mặt xinh đẹp mĩ miều để hắn “chường ra với thiên hạ” dường
như chưa bao giờ làm hắn hài lòng. Để khát vọng chinh phục được xoa dịu hắn đã cưỡng
đoạt cô bé giúp việc non nớt : “Gã kéo cô lại, cơn thèm khát được chiếm đoạt đang dâng
trong cơ thể đàn ông của gã. Mặc kệ những lí tưởng. Mặc kệ những con đàn bà gây cho
gã mệt mỏi khát vọng. Gã cởi từ từ. Tấm áo mỏng rồi đến chiếc nịt vú. Cô co người
nhưng bàn tay thô bạo đàn ông đã thọc tới. Nỗi tức tối, bực bội mọi chuyện dồn hết vào
bàn tay đàn ông đã biết nhiều cuộc chơi nhiều chôn thâm u cùng cốc” [7, tr.56]. Võ Thị
Xuân Hà lột tả được bản chất thống trị và hung hiểm của thiếu úy Quân qua cách hành xử
của hắn đối với nữ giới, đối với giới tự nhiên và cả đồng loại: “Gã kéo tuột quần cô ném
xuống đất”; “gã bóp mạnh bầu vú nhỏ đang dần cương cứng lên vì đau và vì sợ”; “gã
giương súng bắn loạn xạ vào những bụi cây ven đường và cười sằng sặc, một con gà
trúng đạn ngã xuống mặt ruộng lúa mới gặt. Máu loang đỏ trên mặt ruộng nứt nẻ [7,
tr.57], dưới nồng súng quyền lực của gã, không ít Việt Cộng đã bị giết đến nổi mồ hôi
của gã cũng “tanh nồng như máu người”.
Nhìn chung Võ Thị Xuân Hà xây dựng khá nhiều hình tượng nhân vật đàn ông
khẳng định mình bằng cách áp chế quyền lực đối với kẻ “khác”. Sự chuyên quyền thống
trị đó không hẳn được thể hiện qua cách hành xử bạo lực mà được tạo ra từ uy quyền của
diễn ngôn. Tất nhiên nó được sự ủng hộ của một hệ tư tưởng cổ hủ chưa loại bỏ được và
sự tiếp tay bởi vị trí lệ thuộc, những rào cản về nghĩa vụ làm mẹ và cả thái độ khiếp
nhược của nữ giới. Diễn ngôn đó đã thành một thiết chế quyền lực o ép và tỏa chiết làm
làm nữ giới không dám vượt qua. Với diễn ngôn nam quyền thống trị nam giới đã trở
thành vị trí trung tâm của nhân loại, nữ giới và tự nhiên trở thành vì trị ngoại biên. Việc
phải gánh chịu những bất công từ bản chất chuyền quyền của đàn ông cũng là yếu tố dẫn
đến sự kết nối của nữ giới với thế giới phi nhân.
2. Sự tƣơng đồng về thân phận của nữ giới và tự nhiên qua diễn ngôn của chủ thể nữ
Một trong những đặc trưng của diễn ngôn nữ quyền sinh thái là thấy được sự tương
đồng giữa nữ giới và tự nhiên, phụ nữ gắn bó và có liên hệ mật thiết với tự nhiên, còn nam
giới thì coi tự nhiên như là đối tượng để chinh phục. Trong tư tưởng nam quyền trung tâm,
nữ giới và tự nhiên đều là “kẻ khác”, là vật hi sinh, ở vị trí bên lề, tuy nhiên việc đồng nhất
phụ nữ với tự nhiên không phải là một sự hạ bệ nữ giới (có ý kiến cho rằng nữ giới giống