Page 147 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 147
142
Nhưng mà thôi. Có điều, cô phải đẻ cho tôi một đứa con. Đứa con của tôi với cô. Hiểu
chưa?” [6, tr.68]. Rõ ràng việc người vợ không còn trinh trắng đã làm tổn thương đến
khát vọng chinh phục và sở hữu của anh ta. Ở đây, người chồng đã đưa ra một lí do hợp lí
là người vợ đã không còn trinh (không cần biết người chồng có còn là trai tân hay không)
nên anh ta có quyền ngủ với gái trinh để bù đắp lại, đồng nghĩa với việc người vợ phải
cam chịu và chấp nhận điều đó, mặc dù có muốn hay không. Xét về phương diện đạo
đức, quan niệm trên đã bị lỗi thời, xã hội đã lên án và cấm đoán chế độ đa thê, nhưng sức
mạnh diễn ngôn quyền lực và sự chấp thuận của người vợ đã giúp những lập luận của anh
ta trở nên hợp lý. Người đàn ông luôn tạo ra một cơ chế diễn ngôn để ngụy biện cho các
mối quan hệ ngoài gia đình, ngày khi họ có một người vợ tuyệt vời không phạm phải bất
cứ sai lầm nào: “Cô ấy rất tuyệt. Nhưng cuộc sống của anh không thể cứ đơn điệu thế.
Em đừng bi lụy nhé. Đàn ông là giống ngựa bất kham. Mà đàn bà như cô là loại lừa ưa
nặng. Cô hất mẹ nó hết những vướng bận đi. Sống khỏe nhai khỏe như con bò kia kìa.
Thấy không? Ai buộc nó bên đường kia kìa. Dạo này thường có bò đi dạo trên phố. Đô
thị hóa nông thôn. Nông thôn hóa đô thị. Nước Việt mình nháo nhào trộn lẫn, vui như
công nông binh đoàn kết kết đoàn. Cô buồn gì thế? Phí đời lắm. Chìa tay đây cho anh!”
[8]. Thậm chí họ dùng những lí do ngụy biện của họ đó để chinh phục và dụ dỗ người
phụ nữ ngoại tình: “Em cứ sống khép mình thế để làm gì. Chẳng được hưởng thụ gì, cũng
chẳng ai biết để khen em chung thủy với chồng đâu” [8]. Trong chuỗi lời nói bộn bề của
nhân vật, lời nói của người đàn ông xuất hiện với tần số rất ít nhưng tiếng nói ấy đại diện
cho diễn ngôn nam quyền. Nó trở thành quyền uy để họ luôn luôn có một vị trí áp đảo với
nhân vật nữ (chủ yếu là những người vợ), biến họ thành những kẻ lệ thuộc và chấp nhận
số phận đó như một định mệnh. Võ Thị Xuân Hà đã từng thổ lộ thế giới phẳng là nguồn
cảm hứng sáng tạo của chị, trong thế giớ đó nhân vật nữ của chị vẫn rất “cổ điển” trong
khi nhân vật nam thì phóng túng. Sự lấn lướt của người đàn ông còn bắt nguồn từ tính nô
lệ của người nữ giới. Trong Ván thế người chồng coi sự chịu đựng phục tùng của vợ như
một lẽ đương nhiên và sẵn sàng chà đạp lên nó. Đáp lại sự quan tâm của người vợ với
những ổ bánh mì kẹp trứng dưa chuột, bao thuốc lá, tách cà phê đậm đà, và sự chờ đợi
nhẫn nại của người vợ là sự vô tâm gắt gỏng của chồng: “cô có im đi không? Như đồ dở
người!”. Người đàn ông đại diện cho diễn ngôn nam quyền luôn áp đặp và rèn giũa cho
người đàn bà những thói quen như thế, để từng bước biến họ thành những nô lệ vĩnh
hằng, Ngoài ra, địa vị nô lệ của phụ nữ còn được truyền lại từ thế hệ trước: “Mẹ chồng tôi
luôn thở dài và cứ nhắc đi nhắc lại: cho dù thế nào, mẹ cũng đã ở ngôi nhà này cả đời,
không bỏ về bên nhà mẹ đẻ. Con cũng phải như vậy nhé, con dâu, con ơi, con đã phải
khó khăn nhọc nhằn, cố nhẫn nại lên con” [9].
Đa phần, người đàn ông trong sáng tác Võ Thị Xuân Hà luôn giữ vai trò thống trị,
mặc dù xã hội không cho phép họ vẫn sẽ luôn tìm ra cách ép người nữ chấp nhận điều đó