Page 145 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 145
140
quyền luận sinh thái, phê bình văn học nữ quyền luận sinh thái có thể hiểu một cách rộng
ra là một diễn ngôn dấn thân chính trị, nhằm phân tích những kết nối quan niệm giữa việc
1
lũng đoạn phụ nữ và thế giới phi nhân” . Soi chiếu những vấn đề của nữ quyền luận sinh
thái vào văn xuôi nữ Việt Nam đương đại, chúng ta thấy điểm kết hợp chủ yếu giữa môi
trường tự nhiên và sinh mệnh phụ nữ có những phương diện sau: 1/ Giới nữ và tự nhiên
đang bị lạm dụng, cưỡng đoạt và đối xử tàn nhẫn; 2/Giới nữ luôn có một sự kết nối và
giao hòa đặc biệt với tự nhiên; 3/ Giới nữ mang những thiên tính nhạy bén trong việc bảo
vệ, chăm sóc và nâng đỡ tự nhiên; 4/ Tự nhiên là nơi cứu rỗi, làm lành những vết thương
tâm hồn nữ giới; 5/ Giới nữ và tự nhiên luôn mang trong mình một sức đề kháng mạnh
mẽ dự báo về tiềm năng lật đổ tư tưởng nam giới trung tâm luận áp đặt và thống trị. Sự
phát triển của phê bình nữ quyền sinh thái đã khẳng định đây là một khuynh hướng mới
mẻ đang phát triển rầm rộ trong sáng tác của các tác giả nữ văn xuôi nữ Việt Nam đương
đại, trong đó Võ Thị Xuân Hà là một gương mặt tiêu biểu.
1. Tƣ tƣởng nam giới thống trị qua diễn ngôn nam quyền
Từ cái nhìn của nữ giới Võ Thị Xuân Hà có ý thức tạo dựng kiểu đàn ông mạnh mẽ,
áp đặt và thống trị. Sự tương đồng và gắn bó liên hệ mật thiết với nhau của tự nhiên và nữ
giới là bởi họ đều là những thực thể dễ bị tổn thương và chịu sự độc đoán, gia trưởng của
nam giới. Nếu như nữ giới luôn có sự kết nối với giới tự nhiên thì nam giới luôn coi họ là
đối tượng phục vụ, là vật hi sinh: “Nam giới xuất hiện trên trái đất với vai trò săn bắn, là
kẻ thù của tự nhiên. Phụ nữ sống trong sự hài hòa với thiên nhiên. Vì vậy phụ nữ phù
hợp hơn nam giới để đấu tranh cho việc bảo vệ thiên nhiên, nhiều trách nhiệm hơn với
thiên nhiên” [12, tr.146]. Người phụ nữ trong Lúa và đất cảm thấy ruộng đất như là sinh
mệnh nên “yêu mảnh ruộng của mình tha thiết” thì người chồng lại cho rằng: “Sao không
bảo vác chiếu ra ngoài ấy mà ngủ? Suốt ngày lúa với chả lúa. n thua mẹ gì”. Chị cảm
thấy gắn bó ơn nghĩa với vật nuôi nhưng người chồng lại coi nó như một món hàng hóa
đổi chác: “Cô rên cái gì. Đổi đời rồi, cô không thích à ? Chỉ cần một vài mẻ sét trắng là
tôi sẽ chuộc được con Nâu cho cô. Cô chớ có hở ra đấy, nghe chưa” [6, tr.160]. Diễn
ngôn đậm tính nam quyền đó khẳng định vị trí bên lề của nữ gới và tự nhiên. Đôi khi diễn
ngôn đó lại được hiện thực hóa trong lời nói của những người phụ nữ. Người chồng trong
Lúa hát qua lời miêu tả của vợ cũng là một người đàn ông độc đoán gia trưởng: “Tối đến
thì cánh đàn ông tụ tập hút thuốc vê với nốc rượu. Lúc anh ấy tức lên thì cũng rút rào cho
tôi với thằng cu Lim một trận tím người” [6, tr.148]. Người đàn bà với tất cả lòng yêu
thương chăm bẵm để có một đồng đất mặn mòi và ruộng lúa xanh mướt, kết quả lúa đã
không phụ lòng người, nhưng người lại phụ người, có bao nhiều tiền bạc giành dụm được
từ giá trị lao động của vợ, người chồng đều đã nướng vào chiếu bạc. Bị ràng buộc bởi
1
Karel Thornber (2011), Ecocriticism, Tài liệu thuyết trình tại Viện Văn học, Hà Nội