Page 146 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 146

141


               những chuẩn mực đạo đức, tình yêu và trách nhiệm đối với con cái, chị cam chịu tất cả.
               Mẹ chị cũng đã sống một cuộc đời như thế. Đức tính chịu đựng, nhẫn nhịn, hi sinh này
               được truyền từ đời này đến đời khác. Trong nỗi nhớ về người mẹ, cô cũng bị ám ảnh bởi

               sự bạo lực của người cha: “Mẹ con là người đàn bà hiền lành, suốt ngày bị cha con chửi,
               thỉnh thoảng ông túm tóc mẹ quật xuống đất. Chúng con khóc xin cha tha cho mẹ nhưng
               ông  không  tha.  Ông  bảo  giống  đàn  bà  chúng  con  là  giống  hư  hỏng  và  bẩn  thỉu”  [6,
               tr.150]. Cuộc sống hiện tại cũng là những chuỗi ngày chịu đựng sự vũ phu và thói cờ bạc
               của chồng cô, và đến hình dung của cô về tương lai của thằng Lim – con trai cô cũng
               không khác gì cha nó: “thằng Lim rồi thì cũng giống như cha nó thôi, hôm nọ nó núp ở
               bờ rào xem con Sâm tắm. Xin đức Phật từ bi sửa lỗi cho nó” [6, tr.151]. Rõ ràng, quyền
               lực của đàn ông và sự nô lệ của phụ nữ có tính kế tục, sự áp chế đó không chỉ là ở một số

               phận nào cụ thể mà nó được nuôi dưỡng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những thiết chế
               kiềm tỏa nữ giới trong tư tưởng nho giáo đã cấp cho nam giới những quyền lực tất yếu
               mà phụ nữ mặc nhiên phải công nhận và có bổn phận phải hi sinh. Mặc dù chút “lửa”
               khơi gợi mà người lái xe cho cô khi cô đi nhờ xe ra thành phố làm cô chợt tỉnh nhưng
               cuối cùng cô gái trong Lúa Hát vẫn bước chân về ngồi nhà của mình. Khuôn mặt cô tối
               sầm lại khi nhìn đồng lúa xanh mướt hứa hẹn bội thu mà nghĩ đến món nợ bạc của chồng.

               Rút cuộc cô vẫn hài lòng về tổ ấm của mình trong sự cam phận: “Cô cúi xuống lén lau
               những giọt nước mắt lăn trên gò má, đôi gò má lẽ ra thắm đỏ thì nay sạm nám vì mưa
               nắng trên đồng lúa” [6, tr.152]. Simone De Beauvoir đã từng phân tích nguồn gốc của sự
               thống trị của nam giới trong chế độ gia trưởng: “Người đàn bà xuất hiện trước hết với tư
               cách là người vợ trước khi là mẹ của loài người. Eva là người bạn đời của Adam, là
               người sinh ra để cho đàn ông chiếm đoạt và làm cho sinh sôi nảy nở, như họ chiếm đoạt
               đất đai và làm cho đất đai sinh sôi nảy nở. Qua người đàn bà, đàn ông biến thiên nhiên

               thành vương quốc của mình. Đàn ông không chỉ tìm kiếm trong giao hợp một khoái cảm
               chủ quan và thoáng qua, họ muốn nắm bắt, chinh phục sở hữu. Có một người vợ tức là
               chiến thắng người đó, thâm nhập vào người đó như chiếc lưỡi cày thâm nhập vào luống
               cày, biến người đó thành của riêng mình cũng như biến mảnh đất anh ta cày bừa thành tài
               sản riêng” [4, tr.192]. Như vậy, che chở cho những sinh linh bé nhỏ dường như là thiên
               tính bẩm sinh của nữ giới ngược lại, đàn ông – kẻ thống trị trở thành đối tượng đáng bị

               lên án vì cách hành xử ích kỉ, thô bạo và tàn nhẫn với giới tự nhiên.
                   Để bảo vệ cho diễn ngôn quyền lực của mình, người đàn ông luôn có những lý do
               chính đáng buộc nữ giới phải chấp nhận. Trong Bạn gái, để việc cặp bồ của mình diễn ra
               một cách hợp lý mà người vợ không phản đối, người chồng đã thẳng thừng tuyên bố:
               “Tôi mất tiền cưới cái thân ô uế của cô về vì cô đẹp quá, tôi trưng cho thiên hạ ghen tị.
               Bù lại, tôi có quyền ăn nằm với bất cứ đứa con gái còn trinh trắng nào mà tôi thích. Mẹ
               kiếp  –  hẳn  chửi  –  có  phá  nát  hàng  nghìn cái cũng  không  bù  lại  được  một cái đã  mất.
   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151