Page 151 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 151
146
Từ góc nhìn nữ quyền sinh thái, sự gắn kết này xuất phát từ sự tương đồng thân phận, cả
nữ giới và tự nhiên đều là đứng ở vị trí ngoại biên so với vị thế trung tâm của nam giới, họ
là điều bị biến thành đối tượng để phục và thỏa mãn đặc tính chinh phục và chiếm hữu.
Đặc tính của nước cũng như sự thiết yếu của nó có sự tượng đồng với nữ giới: “Là
nguồn gốc sự sống, là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh
2
sôi nảy nở, của tính thanh khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh” . Simone
cũng phát hiện ra mối liên kết giữa tự nhiên như đất nước và nữ giới trong quá trình truy
tìm nguồn gốc thống trị của nam giới trong thần thoại: “Đàn bà là đất và đàn ông là giống,
đàn bà là nước và đàn ông là lửa” [4, tr.185]. Võ Thị Xuân Hà thường xuyên sử dụng yếu
tố “nước” như một biểu tượng tương đồng với số phận nữ giới. Yếu tố huyền thoại được
lồng ghép trong truyện ngắn Lời nhắn của biển cũng là bức thông điệp về quá trình áp bức
của nam giới với tự nhiên và nữ giới. Nàng mang một vẻ đẹp khác lạ, nàng cũng như biển
mang nguồn sống đến cho dân làng: “Hễ cô lội xuống nước là từng đàn cá rủ nhau kéo tới
vây quanh...người con gái ấy thường hiện ra trên biển bằng một làn sương mỏng. Sau đó
nàng lên bờ đến với những kẻ nghèo khó. Nàng đi tới đâu rổ cá của những lũ trẻ đi mót cá
đầy ắp tới đó” [6, tr. 53], vẻ đẹp của nàng là “ánh sáng, là lời ca, là ước mơ hiện diện trên
mặt đất”. Nhưng để đối phó với những tai họa trong cuộc sống họ đã dùng nàng để làm vật
hiến tế cho thần biển: “Dân làng ùa vào túm lấy cô gái và ném nàng xuống biển”. Chính vì
có sự tương đồng về thân phận trong quá trình phản kháng lại tư tưởng nam quyền thống trị
nên tự nhiên là nơi để nữ giới tìm về như một chốn trú ẩn an toàn. Nước còn là nơi thanh
tẩy bụi trần làm tâm hồn nữ giới trong trẻo và bình an sau nhưng nhọc nhằn của cuộc sống
mưu sinh. Người phụ nữ trong truyện Cây bồ kết nở hoa sau những năm bôn ba xứ người,
lấy một người đàn ông ngoại quốc không có tình yêu để thực hiện ước mơ đổi đời nay trở
về về thăm nhà với nỗi buồn lặng lẽ giấu kín vì không dám làm cho bố mẹ thất vọng.
Những nỗi niềm cất giữ, không thể thổ lộ cùng ai đó sẽ tan biến khi cô ở trong vòng tay
nâng đỡ của mẹ thiên nhiên. Cô tìm đến sông, hòa mình vào dòng nước như để tìm đến chỗ
dựa tinh thần vững chắc nhất “Cô đợi cho trời tối hẳn mới chạy ra sông. Trời rét nhưng hơi
ấm của nước sông làm cô phấn chấn hẳn lên” [6, tr.198]. Chỉ khi tắm, hòa mình dưới nước
sông cô mới có thể sống thật với lòng mình: “Cô nhảy xuống nước và òa khóc nức nở. Có
nên nói ra hết những gì mà cô đã phải chịu đựng? Nhưng cô không có quyền làm cho mẹ lo
lắng. Cô sải tay bơi theo chiếc thuyền đang thả lưới đêm. Ánh lân tinh lấp lánh trên cánh
tay trần và rực rỡ như những chùm hoa sao. Dòng nước thân thuộc ôm lấy cơ thể cô, vỗ về
cô” [6, tr.198]. Vì mang đặc tính thiên tính nữ nên sông nước ở đây như là một nơi chốn
trở của nữ giới để được ôm ấp, vỗ về, được chia sẻ để mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn. Có
lẽ vì thế mà Hạnh trong Ngược dòng cũng đều tìm đến sông không phải chỉ vì tiết trời oi
2 Jean Chevalier – Alain Gherrbrant (2016), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, tr. 709.