Page 155 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 155
150
tiếng nói bình quyền tiếng nói đòi giải phóng cái tôi cá nhân nữ giới. Dám bày tỏ những
những nhu cầu thầm kín đó là tiếng nói đòi quyền bình đẳng về giới của người phụ nữ
sau những gì bị kiềm tỏa, chế ngự e ngại bởi những qui định vô hình của xã hội. Khi xã
hội Việt Nam vẫn đề cao những mẫu phụ nữ truyền thống thì việc vượt thoát khỏi những
điều cấm đoán kiêng kị đó là tư tưởng vô cùng mới mẽ và tiến bộ của Võ Thị Xuân Hà.
Bằng việc để cho nhân vật nữ bộc lộ những cảm giác của thân thể nữ đó là nỗi đau khi
mang thai hay sinh nở, nỗi cô đơn và khao khát trong quan hệ vợ chồng, nỗi cô độc sau
những ảo tưởng, phiêu tình ái, sự tủi thân…Võ Thị Xuân Hà đã không chỉ phản kháng lại
diễn ngôn nam quyền mà còn khẳng định lối viết nữ ở chiều sâu mang đậm màu sắc phái
tính, khẳng định tiếng nói của giới nữ cũng như phơi bày bí ẩn cần được khám phá, lắng
nghe và thấu hiểu. Dưới cái nhìn xét lại của chủ thể nữ hình tượng Nẫm đã bị giải thiêng
(một anh hùng – một liệt sĩ lại được miêu tả với những câu văn hết sức nhạy cảm: “Em
vừa nhìn thấy anh Nẫm về. Anh ấy hôn con mình và xem em cởi truồng” [6, tr.263]), còn
Thản thì có phần lép vế. Trước đây hình ảnh người đàn ông luôn đi kèm chất nam tính
mạnh mẽ, vì thế nên họ đóng vai trò chủ chốt trong gia đình và xã hội. Họ đảm đương
một trách nhiệm nặng nề là tổ chức cuộc sống gia đình. Còn người phụ nữ chỉ “dựa bóng
tùng quân”, đảm đang việc nội trợ, nuôi dạy con cái. Thế nhưng, tư tưởng này trong Đàn
sẻ ri bay ngang rừng đã bị lật đổ. Diễm khá chủ động trong việc quyết định những công
việc gia đình và đặc biệt trong đời sống tình dục. Thản phải thừa nhận nàng là loài cáo:
“Em đúng là loài chồn cáo. Em là nàng cáo Ecmơlin”. Rõ ràng vị trí trung tâm của người
đàn ông đã bị xâm lấn và đảo ngược. Nữ giới đang dần vươn lên khẳng định vị thế trong
tình yêu, tình dục và cuộc sống hôn nhân. Trong sự lên tiếng đó, tự nhiên đã đóng một
vai trò quan trọng trong việc thức giấc bản lĩnh và sức phản kháng của nữ giới. Tính cách
bướng bỉnh hoang dại của Diễm được được miêu tả như là một phần của tự nhiên. Để
thỏa mãn tận cùng, không phải là Thản hay Nẫm mà chính những trận mưa rừng, nó có
thể mang lại cho cô một nguồn sống mới, cô cười hú hét, hứng nước mưa và để thịt da
trắng ngần đẫm nước mưa. Mưa có thể làm Diễm “dịu cơn khát bừng bừng trong ruột”,
mưa là sự hồi sinh: “Sau cơn mưa, rừng xanh mỡ. Những đọt non bật lách khỏi vỏ cây xù
xì, nhú ra đón những tia nắng muộn” [6, tr.261]. Như vậy, mưa ở đây được miêu tả như là
nguồn sống, sự tái sinh cho cỏ cây, vạn vật, mưa có thể gột rữa, làm dịu đi nỗi đau của số
kiếp đàn bà. “Những giọt mưa quất vào da thịt lạnh buốt làm dịu cơn khát tưng bừng
trong ruột. Tôi cởi quần áo cùng Thản hứng mưa, cười hú hét. Thân mình tôi đẫm nước
trắng ngần. Da thịt được mưa tưới tắm săn lại nõn nà, làm dịu vết thương vĩnh viễn của
kiếp đàn bà” [6, tr.261]. Biểu tượng mưa ở đây có sự tương đồng với nữ giới. Sự hòa
quyền xoắn xuýt giữa hai hình ảnh này tạo nên vẻ đẹp về sức sống mãnh liệt cho nữ giới
và giới tự nhiên trước mọi thế lực thống trị.