Page 154 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 154

149


               không chỉ là những kiểu loại nhân vật nữ phải lép vế trước diễn ngôn nam quyền mà họ
               luôn đối kháng lại bằng những bước công phá quyết liệt vào thành trì diễn ngôn nam
               quyền.

                   Sử dụng những diễn ngôn chất vấn, đối thoại, Võ Thị Xuân Hà đã từng bước công phá
               vào thành trì của tư tưởng nam quyền trung tâm. Đó là ý thức về tình trạng bất bình đẳng
               giới được đặt ra trong sự chất vấn của nhân vật nữ trong Lúa và đất: “Đàn bà chúng con
               liệu có bao giờ được đối xử công bằng với đàn ông ? Vì sao đàn bà lại là chiếc xương
               sườn của đàn ông?" [6, tr.160]. Thông qua đó là bức thông điệp phê phán chủ nghĩa nam
               giới trung tâm, phản đối việc xem tự nhiên và phụ nữ là kẻ “Khác”, là vật hy sinh, từ đó
               chủ trương thay đổi tư tưởng thống trị, đề cao sự tồn tại bình đẳng của các sinh mệnh trên
               Trái đất. Trong Đàn sẻ ri bay ngang rừng nhân vật Diễm - cáo Ecmơlin là một người

               muốn đi đến tận cùng tình yêu, khao khát nghiền ngẫm những khoái cảm xác thịt và phơi
               bày không giấu diếm những giấc mơ quái gở. Đó là một hình tượng nữ giới thể hiện sự
               bứt phá thành công trước sự thao túng của diễn ngôn nam quyền. Diễm ý thức rõ về hạnh
               phúc của người phụ nữ là sống thật với cảm xúc của chính mình và luôn đấu tranh cho
               hạnh phúc ấy bằng sự thách thức chống đối lại những quan niệm làm dâu, trọng nam
               khinh nữ của gia đình nhà chồng: “Tôi muốn nhảy xổ ra, xỉa xói vào cái chức dâu trưởng

               mà khi yêu tôi không thể lựa chọn” [6, tr.258]. Gọi bố chồng là đồ tể, mẹ chồng là đần
               độn cũng với thái độ bĩu môi thách thức khi xảy ra mâu thuẫn với họ, Diễm là một hình
               tượng có sức công phá vào hình tượng công dung ngôn hạnh của người phụ nữ theo lối
               khổng tử. Võ Thị Xuân Hà đã để nhân vật nữ dám chất vấn và biết chất vấn, đó là kết quả
               của sự bình đẳng trong đối thoại và phát triển trong nhận thức. Diễm thật táo bạo, sắc sảo
               và quyết liệt khi liên tục đưa ra những luận điểm đi ngược lại quan niệm của gia đình
               chồng: “Bố anh muốn có con trai nữa thì cưới vợ cho ông ấy”; “Anh thèm con trai thì đi

               mà lấy vợ khác” [6, tr.263]. Hành trình đấu tranh chống lại diễn ngôn nam quyền không
               chỉ là sự công kích vào sự áp đặt thống trị của hệ tư tưởng nam giới trung tâm luận mà nó
               còn  thể  hiện  ở  vị  thế  chủ  động  trong  tình  yêu,  tình  dục  của  nhân  vật  nữ.  Quan  điểm
               truyền thống cho rằng tình dục được hiểu như là sở hữu riêng của đàn ông, chỉ đàn ông
               mới có quyền hành lạc. Nhưng nhân vật nữ của Võ Thị Xuân Hà luôn bộc lộ những khao
               khát thỏa mãn tận cùng trong tình yêu, tình dục: “Chẳng làm thế nào mà biết được cái

               bên trong, trong cuối, tận cũng của nhau. Tôi thèm khát được nhìn thấy, sờ thấy từng tế
               bào mau li ti, chạy rần rật trong từng  mao mạch, tưới khắp cơ thể người đàn ông đang
               nằm cũng tôi” [6, tr.261]. Tác giả thường xuyên sử dụng biểu tượng màu đỏ của máu:
               màu máu đỏ khi Diễm làm tình trộn với máu sẻ, màu máu đỏ lòm nơi cuống nhau khi
               Diễm sinh con, màu đỏ bầm của mặt trời.... như là một hình ảnh mang tính biểu trưng cho
               những ẩn ức, những khát khao tính dục bị dồn nén trong vô thức của Diễm. Tác giả đã
               thẳng thắn trong việc đề cập đến bản năng tính dục của người phụ nữ, mạnh bạo nói lên
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159