Page 157 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 157
152
ngợi ca vẻ đẹp thiên tính có thể chiến thắng, có thể cảm hóa được sự mọi sự độc tài quân
phiệt. Trước cái chết của Tư Nam, tên đại úy khét tiếng không còn vẻ ngông nghênh tàn
ác: “gã lê lết trong bãi bắp rậm rạp... chẳng còn gió lốc, cũng chẳng còn tiếng gầm gào
của cano và súng, chỉ có tiếng rên rỉ của cõi người hòa trong gió” [7, tr.200]. Tư Nam đã
sống hết mình và hi sinh vì lý tưởng mà mình lựa chọn, không cần ai thấu hiểu và không
cần báo đáp. Đó chính là vẻ đẹp cao thượng vượt lên tất cả mọi sự oán thù, toan tính
chiếm hữu của nam giới. Niệm – con gái Tư Nam rút cuộc cũng không muốn thuộc về
người đàn ông nào không phải Giang, không phải Tăng, Việt, hay những người đàn ông
theo cô từ phố theo cô về nhà. Sự buông lỏng thân xác để Tăng chiếm đoạt cũng không
phải là sự thỏa thuận cho sự chiếm hữu nào mà đó là sự dâng hiến. Chấp nhận để trườn
lên cơ thể mình mùi đàn ông trần tục và và sự đau đớn tột cùng của cảm giác bị xé toang,
rách nát là cách để cô: “xoa dịu cơn khát đàn ông trong anh. Để thù hằn, lo sợ, hoảng hốt,
hoang mang trong anh tan nhanh như sương khói. Để những bức tường vô hình trong anh
không con chia cắt, để dân làng ngẩng đầu lên mà sống, tin vào anh, theo anh mà sống
đời yên lành” [7, tr.223.] Cô đã tưới lên sự độc đoán của Tăng giọt máu trinh tiết của
mình để bảo vệ cho lí tưởng mà mẹ cô đã hi sinh. Sự chiếm đoạt của Quân đối với Nam
Tư cũng như của Tăng với Niệm chỉ đơn thuần về mặt thể xác vì bằng cách nào đó họ đã
để linh hồn của mình thoát xác dưới bàn tay của những người đàn ông trần tục: “Tăng đi
khỏi...tôi mở mắt tỉnh lại. Cố nhỏm dậy mặc quần áo. Cố nhập linh hồn vào thể xác”.
Nhưng thể xác đã nhuốm màu trần, linh hồn không biết đi về đâu? Trở về với mẹ tự
nhiên, để dòng nước lạnh gột rữa sự nhơ bẩn phàm tục. Niệm đã chọn cách để đi xuống
nước, đó ko phải là trầm mình xuống sông mà là một cuộc trở về, là một sự tái sinh để
được an nhiên và trong trẻo trong tâm hồn. Quyết định “hòa mình vào dòng nước thơm”
để được “sống hồn nhiên dưới nước” là cách để nữ giới bảo tồn thiên tính và đó cũng là
sức đề kháng của nữ giới trước khát vọng chiếm đoạt của uy quyền và vũ lực.
Không chỉ khẳng định tiềm năng của nữ giới trong quá trình phản kháng lại hệ tư
tưởng nam quyền trung tâm mà Võ Thị Xuân Hà còn lắng nghe sự trở mình của thiên
nhiên trước tình trạng bị xấm chiếm. Sông Hương không phải lúc nào cũng hiền hòa như
một người mẹ nhân từ hiến mình cho cuộc sống được tiếp nối và phình ra những tế bào
sống mới. Đôi khi dòng sông cũng nổi giận và lồng lên dữ dội như cảm nhận được sự tàn
khốc của chiến tranh: “Dòng sông Hương giấu hết vẻ hiền từ vốn có như sắp lồng lên dữ
dội. Bởi lúc bấy giờ cả ngôi làng như bị gió bốc lên khỏi mặt đất. Những mái nhà tôn ven
đường bị gió lật cong đập bần bật. Những tàu lá xơ xác. Muôn loài hốt hoảng” [7, tr.9].
Khi tự nhiên lên tiếng khẳng định quyền lực của mình, tính mạng con người trở nên nhỏ
bé đáng thương: “cuối cũng con người bé nhỏ phải gánh chịu toàn bộ cơn cuồng phong
của trời đất” [7, tr.7]. Rõ ràng tự nhiên có một sinh mệnh riêng, sự phản kháng mạnh mẽ
và dai dẳng của nó là lời cảnh báo con người về sức mạnh của nó. Không hẳn cứ cam