Page 162 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 162

157


               các sự kiện trong sử thi thể hiện thông qua vai trò của nghệ nhân. Nghệ nhân sử thi không
               chỉ am hiểu, thuộc klei bhiăn kđi (luật tục), các làn điệu dân ca (kưt mnunh), hát khóc
               (cok), diễn tấu cồng chiêng (tông cing car), điêu khắc dân gian mà còn có khả năng diễn

               xướng dân gian. Vì thế, người nghệ nhân có tài năng thật sự mới thể hiện trọn vẹn “linh
               hồn” của tác phẩm sử thi.
                       Bản thân nghệ nhân tiếp nhận sử thi trong một thời gian khá dài, thậm chí cả một
               đời người. Như vậy, muốn kể sử thi, nghệ nhân phải tiếp nhận, lĩnh hội di sản văn hóa tộc
               người nói chung và di sản sử thi từ thủa ấu thơ đến lúc trưởng thành. Các nghệ nhân là
               một thành tố quan trọng, không thể thiếu trong quá trình lưu truyền di sản sử thi. Đây thật
               sự là yếu tố quan trọng đảm bảo tính liên tục quá trình lưu truyền sử thi từ thế hệ này
               sang thế hệ khác. Trong quá trình trao truyền di sản, sự tiếp nhận của cộng đồng không

               chỉ là nguồn thi hứng cho nghệ nhân hát kể sử thi phát huy tài năng vốn có mà chính họ
               là yếu tố cần và đủ để tạo ra các thế hệ nghệ nhân kế tiếp.
                       Hiện nay, những biến đổi kinh tế xã hội, sự đan xen, tiếp biến văn hóa tộc người ở
               Tây Nguyên là một trong những yếu tố đặt “sử thi sống” ở Tây Nguyên đứng trước thách
               thức. Trước 1986, trong một làng người Êđê, Jrai, Bahnar, Sdang…có ít nhất hai đến ba
                                 4
               nghệ nhân sử thi . Hiện nay,  đa số các nghệ nhân tuổi đã cao, thường trên 60 tuổi, sức
               khỏe yếu dần, con số 388 nghệ nhân như Dự án công bố năm 2007 đến nay đã thuyên
               giảm đến gần 1/3. Điều đó cũng cho thấy rằng, vài năm nữa thôi chúng ta sẽ mất nhiều
               nghệ nhân hát kể sử thi, đây thật sự là một tổn thất lớn. Như vậy, vấn đề truyền dạy sử thi
               phải được tiến hành đồng bộ và thật khẩn trương.
               3. Mạng lƣới phức hợp của bức tranh đời sống xã hội và văn hoá tộc ngƣời
                      Bản sắc văn hoá tộc người
                      Văn học phản ánh cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Một tác phẩm văn học không

               chỉ đạt tới sự hoàn thiện về nội dung và hình thức mà cả khi nó nhận được sự tiếp nhận từ
               phía độc giả. Đây là “mối quan hệ giữa văn học – hiện thực trong quá trình tiếp nhận, tác
               động, giao tiếp thẩm mỹ không chỉ thể hiện qua sự trùng khớp giữa tác phẩm văn học với
               hiện thực, mà còn như là một mối quan hệ qua lại” (Huỳnh Vân). Sử thi với tư cách là
               một thể loại của văn hoá dân gian, là sản phẩm mang tính cộng đồng, là tinh hoa của
               cộng đồng, được nuôi dưỡng bởi cộng đồng, tồn tại và “đối thoại” với chính cộng đồng

               đã sinh ra nó. Theo nhận định của nhiều học giả, sử thi là “bộ bách khoa toàn thư”, trong
               đó không chỉ là những chuyện tình lãng mạn, những cuộc đấu tranh chinh phục của các tù
               trưởng,… mà còn cung cấp cho độc giả bức tranh toàn cảnh về tộc người, những nghi lễ
               truyền thống, tín ngưỡng, phong tục tập quán đến những chi tiết rất đời thường trong xã




               4
                 Theo thống kê của Dự án sử thi, năm 2007, chỉ tính riêng Đắk Lắk còn lại chưa đến 90 nghệ nhân, trong số đó
               nghệ nhân nữ chỉ chiếm 17% (cả Êđê  và M‟nông), tỉnh Phú Yên còn 49 nghệ nhân…
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167