Page 161 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 161

156


               Viễn Đông Bác cổ ở Paris khiến giới học giả folklore ngỡ ngàng về giá trị nội dung và giá
               trị của nó. Ngoài các tác phẩm được giới thiệu trước năm 2007, 75 tác phẩm sử thi của các
               dân tộc Tây Nguyên được “Dự án sưu tầm, biên dịch sử thi” do Viện KHXH Việt Nam

               công bố, 388 nghệ nhân biết hát – kể sử thi, 5679 băng ghi âm 90 phút = 801 tác phẩm.
               Tính đến nay, đã có hơn 100 tác phẩm sử thi đã được công bố (chưa tính các dữ liệu mà
               Dự án chưa bóc tách). Kết quả này là một luận cứ chứng minh bức tranh rộng lớn, đồ sộ
               của sử thi và sức sống mãnh liệt của nó trong bối cảnh mới.
                  Một điều đáng chú ý hơn nữa là từ khi sử thi Y‟Kdăm Săn được L.Sabatier công bố tại
               Paris đến nay đã  hơn 100 năm, đọc giả trong và ngoài nước không chỉ bị thu hút bởi sự
               đồ sộ của nó về số lượng tác phẩm mà còn bởi sự hiện diện của các tác phẩm trong thực
               tiễn. Trong các buôn làng của người Êđê, Mnông, Bahnar,…sử thi được hát  – kể sinh

               động qua diễn xướng của nghệ nhân dân gian trong ngôi nhà dài, nhà rông, trên nương
               rẫy, trong các hoạt động văn hóa, lễ hội. Điều đó chứng tỏ Tây Nguyên đã và đang lưu giữ
               một thế giới “sử thi sống”, bộ “bách khoa thư” về phong tục tập quán, tín ngưỡng, sáng
               tạo nghệ thuật của các tộc người vùng núi Nam Đông Dương này.
                       Sử thi Tây Nguyên – “Sử thi sống”
                       Sử thi hiện diện trong nhiều môi trường khác nhau, nghệ nhân có thể hát – kể sử

               thi trong gian khách (gah) của ngôi nhà dài, trong sang drông (nhà rông), trên chòi canh
               rẫy (pưk), trong khu mộ địa khi tổ chức lễ hội bỏ mả (huă mnăm msat, pơthi)... Sự tương
               tác qua lại giữa nghệ nhân và công chúng trong môi trường diễn xướng tạo nên “sử thi
               sống” ở Tây Nguyên. Trong một lần điền dã ở Buôn Ma Thuột, Nhà văn Nguyên Ngọc
               từng kể rằng: “vào nhiều đêm, tôi đã từng chứng kiến nghệ nhân hát kể sử thi tại nhà
               Ama H‟Rin ở Buôn Akó Dhông, Buôn Ama Thuột. Nghệ nhân Ama Thông nằm dài trên
               chiếc kpan đặt ở gian khách và cất giọng hát – kể sử thi, nhiều người ngồi vây quanh và

               chăm chú nghe, dường như họ không chỉ bị thôi miên bởi chất giọng của nghệ nhân mà
               còn bị cuốn bởi các tình tiết của chuyện (Ông nói với Đặng Kim Sơn). Nếu như anh
               chứng kiến người Tây Nguyên  nghe sử thi thì anh mới cảm nhận được sự mê hoặc của
               hiện tượng văn hóa này”, ông còn nhấn mạnh “Đây là một hiện tượng văn hóa độc đáo,
               có sức hút lạ thường”. Vậy, hoạt động này được tạo nên bởi vai trò của nghệ nhân và
               cộng đồng. Câu chuyện kể một đêm không hết, nghệ nhân sẽ tiếp tục hát – kể vào những

               đêm tiếp theo, cứ thế, cứ thế câu chuyện sẽ được tiếp tục cho đến hồi kết thúc. Người Tây
               Nguyên quan niệm, mọi vật sẽ tiếp nối từ ngày này sang ngày khác, từ đêm này đến đêm
               khác, việc hát - kể sử thi cũng tương tự như vậy.
                       Sử thi là một thể loại nguyên hợp – tổng hợp nhiều loài hình của folklore. Sử thi
               được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng, sử dụng hơn 75% lối nói vần (klei duê,
               tơ lơi pơtưh), luật tục (klei bhiăn kđi), lời cúng thần (klei iêo yang, riu yang), lối văn kể
               chuyện (yăn dliê klei đưm). Hành động, tính cách, ngôn ngữ của nhân vật và hàng loạt
   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166