Page 158 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 158

153


               chịu, sự chuyển đổi vị thế từ nạn nhân nhỏ bé thua thiệt sáng vị thế chủ động của nữ giới
               cũng như tự nhiên là sự phản tỉnh về diễn ngôn cao ngạo của nam giới đó cũng là lời
               nhắc nhở về thái độ sống tôn trọng kẻ “khác” vì một triết lý giản đơn “tất cả chúng ta sinh

               ra từ cát bụi của các vì sao, là anh em họ hàng với động vật hoang dã, với hoa đồng cỏ
                                                                                               3
               nội. Con người không thể độc quyền trái đất. Nó là mái nhà của muôn loài”  (Tre nở hoa
               – Quế Hương).
                   Tóm lại, âm hưởng nữ quyền sinh thái trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà được lí giải
               từ diễn ngôn nam quyền thống trị, và sức đề kháng của nữ giới và tự nhiên. Một mặt, Võ
               Thị Xuân Hà khẳng định vị thế bề trên của diễn ngôn quyền lực nam giới, mặt khác thiết
               lập những hệ giá trị mới cho người phụ nữ hiện đại (mạnh mẽ, táo bạo, chủ động, phản
               kháng...) từ đó khẳng định sự đảo ngược vị thế quyền lực nữ giới. Tự nhiên trong sáng

               tác của chị cũng không phải là một thế giới vô ngôn, quan niệm tự nhiên là những thực
               thể có tâm hồn, có khả năng lắng nghe, đồng cảm đã mở ra nhiều tầng ý nghĩa hàm ẩn về
               vẻ đẹp và sự tương đồng thân phận của tự nhiên và nữ giới. Từ vị trí của “giới mình”, Võ
               Thị Xuân Hà đã thấu hiểu nỗi niềm của nữ giới và tự nhiên, hiểu được những khao khát
               giải phóng bản thân và tiềm năng của họ trong việc kết nối và liên hệ chặt chẽ trong quá
               trình phản kháng lại sự thống trị của nam giới. Khẳng định vị thế của những thân phận

               vốn được coi là ngoại biên, Võ Thị Xuân Hà đã góp phần cất lên tiếng nói phản kháng lại
               văn hóa gia trưởng của nhân loại.

                                                TÀI LIỆU THAM KHẢO

                   Tiếng Anh
                [1].  Greta  gaard  (1993),  Ecofeminism  women,  animals,  nature,  templeuniversity

               pressPhiladelphia.
                [2]. Cheryll Glotfelty (1996), “Introduction: Literary Studies in an Age of Environmental
               Crisis” in Cheryll Glotfelty &Harold Fromm (eds.). The Ecocriticism Reader: Landmarks
               in Literary Ecology. Athens, Georgia:University of Georgia Press.
               [3].  Karel Thornber (2011), Ecocriticism, Tài liệu thuyết trình tại Viện Văn học, Hà Nội.
                   Tiếng Việt

                [4]. Simone De Beauvoir  (1996), Giới nữ, Nguyễn Trọng Định và Đoàn Ngọc Thạch
               dịch NXB Phụ nữ, Hà Nội.
               [5]. Nguyễn Huy Bỉnh, Biểu tượng lúa trong thần thoại và nghi lễ các dân tộc thiểu số
               Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, NXB Khoa học xã hội 2017.
               [6]. Võ Thị Xuân Hà (2002), Tập truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, NXB phụ nữ, Hà Nội. [7]
               Võ Thị Xuân Hà (2016), Trong nước giá lạnh, NXB Văn học, Hà Nội.


               3
                 Quế Hương (2001), Tre nở hoa, https://isach.info, (23/08/2019).
   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163