Page 153 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 153

148


               cuối cùng của nữ giới khi gặp bất trắc “Thứ người như bà ấy, thiên đàng không có chỗ, quỷ
               sứ cũng lắc đầu. Bà ấy chỉ còn cách đi lênh đênh trên sông nước mà thôi”. Vậy nên, như
               một lẽ tự nhiên nữ giới luôn tìm đến tự nhiên được vỗ về. Niệm cuối cũng chọn cách hòa

               mình vào nước giá lạnh để tìm kiếm một sự sống hồn nhiên, giản dị: “tôi xuống nước chính
               là để tìm sự sống trong cái giá lạnh vĩnh hằng” [7, tr.229]. Như vậy, sông nước luôn đồng
               hành trong suốt hành trình cuộc đời của Tư Nam và Niệm, là tuổi thơ, là cuộc sống, là chốn
               trở về. Đối với Niệm, nước chính là bản chất của sự sống, khi bị chiếm đoạt cô lập tức tìm
               đến nước lạnh để gột rửa và để tìm một sự sống trong trẻo vĩnh hằng. Dưới đôi mắt nữ
               quyền sinh thái, sông nước mang giá trị cứu rỗi nữ giới trước sự hung hiểm của nam giới,
               có lẽ vì vậy mà nữ giới luôn ý thức được mình chỉ là một tế bào sống bình đẳng với vạn vật
               trong vũ trụ: “Tôi chỉ là một sinh linh bé nhỏ. Tồn tại nhờ khí đất, khí trời khí sông” [7,

               tr.148]. Niệm luôn có một tâm thế sống giao hòa với tất thảy. Việc thích nằm dưới mưa,
               ngủ trần truồng trên cỏ, nằm ngoài vườn với những loài kiến, giun, sâu, chuồn chuồn bươm
               bướm tháng thể hiện ý thức sống chan hòa với tự nhiên. Chủ động tìm đến thiên nhiên là
               cách để cô bảo tồn vẻ đẹp thiên tính mà thế giới đàn ông bất toàn luôn có nguy cơ làm diệt
               vong.
                       Võ Thị Xuân Hà thường xuyên sử dụng những biểu tượng thiên nhiên mang tính

               cổ mẫu: đất, nước, lúa, cỏ cây. Bản thân những cổ mẫu này điều đại diện cho nữ giới
               trong quan niệm văn hóa Việt Nam bởi nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự khởi nguyên,
               là nguồn sống, là sự cứu rỗi...Có lẽ vì thế mà trong thần thoại đã tôn vinh hình ảnh nữ
               thần sông, mẹ đất... Dễ tìm thấy những kiểu nhân vật nữ biết lắng nghe tiếng nói của giới
               tự nhiên, biết đồng cảm với giới tự nhiên và coi tự nhiên như là một người bạn tâm giao
               của mình trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà. Đó thường là kiểu nhân vật nữ cô độc,
               không tìm được sự đồng cảm từ đồng loại, họ tìm đến thiên nhiên như một cách để cứu

               rỗi tâm hồn, hoài niệm về thiên đường đã mất. Từ đó họ thiết lập mối liên hệ mật thiết
               với tự nhiên, mối liên hệ mà chỉ với thiên tính và bản năng của mình, người phụ nữ mới
               làm được. Âm hưởng nữ quyền sinh thái thể hiện ở chỗ, Võ Thị Xuân Hà đã nhìn người
               phụ nữ như một phần khăng khít của đời sống tự nhiên, và cũng chính chị ngầm chỉ ra
               rằng tự nhiên như một phẩm chất của con người. Từ sự đồng cảm về vị thế với tự nhiên,
               những câu chuyện của Võ Thị Xuân Hà là những đòn cảnh tỉnh về tính cách độc đoán,

               gia trưởng, thống trị của nam giới, gửi gắm ước mơ về sự công bằng trong xã hội dựa
               trên lối hành xử công bằng với tự nhiên và nữ giới.

                   3.  Diễn ngôn phản kháng của nữ giới và tự nhiên
                    Foucault cho rằng: trong mối quan hệ giữa diễn ngôn và quyền lực luôn có sự đấu
               tranh, ở đâu có quyền lực ở đó có đấu tranh. Quyền lực không đơn thuần là sự cai trị mà
               luôn có sự thách thức, đối kháng lại sự cai trị đó. Trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà,
   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158