Page 166 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 166

161


               trong xã hội. Một cách gián tiếp, giá trị luật tục (tập quán pháp) trong của sử thi trở thành
               những thiết chế văn hóa không chỉ để quản lý, phát triển xã hội mà còn là phương tiện
               giáo dục ý thức, nhân cách, đạo đức và hành vi cá nhân trong cộng đồng. Khi nghiên cứu

               về xã hội Tây Nguyên, có thể nhận thức được quan hệ xã hội (Social relation) của người
               Tây Nguyên được hình thành trong quá trình tương tác xã hộị. Các nguyên tắc về hoạt
               động kinh tế, xã hội, tín ngưỡng, phong tục dựa trên nền tảng của luật tục. Có thể thấy,
               các nguyên tắc trong sử thi chịu sự chi phối của luật tục một cách rõ nét.
                   Trong thời đại sử thi, khi có xung đột, mâu thuẫn, cộng đồng đều xử lý theo quy định
               của luât tục. Trong tác phẩm, nhân vật anh hùng được ví như là “cây sung đầu nguồn, cây
               đa đầu làng” với vai trò là người đứng đầu tổ chức xã hội, anh ta thực hiện nhiệm vụ cá
               nhân  theo một quy trình nhất định, dù đó là công việc cá nhân hay công việc của cộng

               đồng. Cá nhân trong thời đại sử thi luôn xác định vị trí của mình trong thiết chế xã hội và
               thực hiện nó như một nhiệm vụ đã được phân công theo quy định. Các mối quan hệ cá
               nhân và cộng đồng được xây dựng trên quan hệ láng giềng, quan hệ huyết tộc hoặc qua
               hôn nhân, tính cố kết cộng đồng khá bền vững dù các thành viên đó theo quan hệ nội làng
               hay liên làng. Từ hoạt động lễ hội, sản phẩm nông nghiệp, hoạt động phi nông nghiệp đến
               nguồn nước sinh hoạt, ngôi nhà rông, khu rừng mang lung, khu phung phan (khu mộ địa),

               nơi đánh bắt thủy sản, săn bắt, chăn thả gia súc... thuộc quyền sở hữu của cộng đồng làng.
                   Khi ai đó có lỗi, sau các cuộc phân xử, lỗi một, lỗi hai sẽ được xóa bỏ khi “tai người
               đã thông, lòng người đã tỏ”. Nếu ai làm trái với những lời cam kết thì sẽ bị cộng đồng lên
               án, bị tách rời khỏi cộng đồng làng. Tự nguyện nhận lỗi hoặc phải thực hiện các chế tài
               nào đó do cộng đồng quy định là một trong những hình thức thực hiện nghiêm túc các
               quy định của luật tục (điển hình cho nguyên tắc này là sự trừng phạt của người anh hùng
               đối với các Mtao khi dám cướp vợ của kẻ giàu người sang trong các sử thi). Nếu không

               thực hiện những quy định cá thể đó sẽ bị cộng đồng cô lập. Khi bị cô lập, bị tách rời khỏi
               môi trường cộng đồng thì thành viên đó trở nên thiếu tự tin và sẽ thất bại.
                   Như một mặc định từ ngàn đời, làng chính là không gian cho phép con người được
               khẳng định, được chia sẻ và được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần. Nỗi nhục lớn
               nhất và bất hạnh lớn nhất đối với cộng đồng Tây Nguyên là bị tách rời ra khỏi làng. Đầu
               thế kỷ XX, học giả Nguyễn Đổng Chi đã ghi nhận “mỗi cá nhân là phần tử của đoàn thể

               cũng như ngũ quan tứ chi…là phần tử của người thân. Nếu một phần tử vi phạm đều
               không tốt” (Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Kinh Chi 2011: 192). Khi bị tách rời ra khỏi môi
               trường làng con người dễ dàng bị “xơdư” (không bình thường về thần linh) hoặc nặng
               hơn là “rơyut” (điên, khùng) và yếu tố tự nhiên sẽ chiếm lấy cơ thể và tâm hồn họ, họ sẽ
               lạc lối nếu không có sự cứu vớt và tha thứ của cộng đồng. Như vậy, sự tách rời khỏi cộng
               đồng đối với một cá nhân phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của cá nhân trong quan hệ xã
               hội. Khi đề cập đến nội dung này, người Êđê viện dẫn rằng: Ngày nó nói đằng đông, đêm
   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171