Page 169 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 169
164
Vân). Sử thi với tư cách là một thể loại của văn hoá dân gian, là sản phẩm mang tính
cộng đồng, là tinh hoa của cộng đồng, được nuôi dưỡng bởi cộng đồng, tồn tại và “đối
thoại” với chính cộng đồng đã sinh ra nó.
Tương tự như các thể loại khác của văn học dân gian, sử thi Tây Nguyên là sáng tác
của tập thể, nhưng không phải tất cả đều là tác giả của văn học dân gian. Tính tập thể thể
hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở chỗ, quá trình trao
truyền sử thi được thực hành từ nghệ nhân đến công chúng. Hoạt động diễn xướng từ
nghệ nhân và quá trình tiếp nhận của cộng đồng đến lượt nó sẽ tạo nên quá trình làm giàu
cho truyền thống văn hóa sử thi. Như vậy, toàn bộ sự vận hành của quá trình truyền
miệng đã kéo theo sự vận hành của phương thức tập thể là một quá trình tái hiện liên tục
của văn hóa sử thi Tây Nguyên.
Một thể loại tự sự đậm chất trữ tình, dù đứng ở góc độ nào, sử thi không chỉ thỏa
mãn các đặc trưng của văn học dân gian mà còn là đối tượng của xã hội học, nhân học,
văn hóa, địa lý, của lịch sử, diễn xướng dân gian. Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể hoàn
thiện giữa nội dung và hình thức, giữa nội dung tác phẩm với thực tiễn. Sử thi “phản ánh
đời sống bằng hình tượng nghệ thuật, nhưng hình tượng, do bản chất tinh thần, tự nó
không thể tồn tại được nếu không có ngôn ngữ, kết cấu...” và “tấm gương khách quan về
tiếng nói nghệ thuật, chiều sâu phản ánh, trình độ nghệ thuật, tài năng sáng tạo…sự kết
tinh của một quan hệ xã hội nhiều mặt” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử 1997) tồn tại hữu cơ
với cộng đồng từ thế hệ này đến thế hệ khác mà không bị mờ nhạt. Điều ấy dựa trên cơ
sở tính chỉnh thể của sử thi. Chỉnh thể của sử thi gồm các yếu tố nội tại của tác phẩm có
mối liên hệ mật thiết, tương đối bền vững, đảm bảo được cấu trúc của sử thi và quá trình
trao truyền trong cộng đồng.
Tính chỉnh thể của sử thi đã tạo nên tính bền chặt của nó trong một quá trình từ
truyền thống đến hiện đại và trong không gian rộng lớn, tạo nên phổ văn hóa đặc tuyển
cho sử thi Tây Nguyên. Một tác phẩm được lưu truyền phổ biến ở địa phương này cũng
có thể xuất hiện và tồn tại, lưu truyền ở một địa phương khác mà nội dung không thay
đổi. Theo lí luận văn học, nội dung và hình thức của tác phẩm là hai mặt tạo nên sự bền
chặt của tác phẩm, hai mặt này đã và đang bổ sung, tương tác tạo nên giá trị vĩnh hằng
của các tác phẩm sử thi. Tuy nhiên, sử thi là thể loại tự sự mang tính nguyên hợp nên sử
thi Tây Nguyên thực hiện ba cấp độ được mô tả trong tác phẩm tự sự đó là: cấp độ “chức
năng” (theo nghĩa của V.Propp và Brémond vẫn dùng), cấp độ “hành động” (theo nghĩa
của Greimas khi nói về các nhân vật với tư cách là những đối tượng thụ hưởng), và cấp
độ “tường thuật” (về tổng thể trùng với cấp độ ngôn bản tự sự của Todorov). Theo lý
thuyết của Roland Barthes ba cấp độ này trong tác phẩm tự sự liên kết với nhau bằng
mối quan hệ tích hợp tuần tự: chức năng riêng lẻ sẽ có giá trị khi được tham gia vào
phạm vi hoạt động chung của đối tượng, các hoạt động này trở nên có ý nghĩa khi nghệ