Page 144 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 144
139
VĂN XUÔI VÕ THỊ XUÂN HÀ DƢỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH
NỮ QUYỀN SINH THÁI
ThS. Hoàng Lê Anh Ly
Tóm tắt
Văn xuôi của Võ Thị Xuân Hà là một hệ thống các diễn ngôn về giới trong đó diễn
ngôn nữ quyền sinh thái là yếu tố quan trọng chi phối ngòi bút sáng tạo của nhà văn trên
nhiều khía cạnh, nhất là các nguyên tắc tạo dựng hình tượng “nữ giới” và “tự nhiên”. Từ
góc nhìn nữ quyền sinh thái, sáng tác của Võ Thị Xuân Hà là sự khám phá những nét
tương đồng về vẻ đẹp, sức sống, sức đề kháng của nữ giới và tự nhiên qua diễn ngôn của
chủ thể nữ. Xuất phát từ sự tương đồng về vị thế “ngoại biên”, nữ giới luôn mang trong
mình thiên tính bảo vệ, nâng đỡ giới tự nhiên. Họ có thể lắng nghe, thấu hiểu và coi tự
nhiên như là bạn tâm giao. Ngược lại, giới tự nhiên luôn đồng hành, che chở, cứu rỗi và
là nơi để họ quay về khi đau khổ tuyệt vọng. Tác giả còn cho thấy sự thay đổi táo bạo
trong nhận thức về giới thông qua sự tương tác, va chạm, đối kháng với tư tưởng nam
giới trung tâm luận, từ đó khẳng định sự dịch chuyển từ vị thế là nạn nhân nhỏ bé thua
thiệt sang vị thế chủ động thách thức của nữ giới và tự nhiên.
Từ khóa: Nữ quyền sinh thái, Võ Thị Xuân hà, Nữ giới và tự nhiên
“Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một diễn ngôn lý thuyết. Tiền đề của nó là nối
kết sự áp bức phụ nữ và sự thống trị tự nhiên của chế độ phụ quyền” [14, tr.48]. Sự tích
hợp giữa vấn đề môi trường sinh thái và vấn đề nữ quyền xuất phát từ mối liên hệ nội tại
không tách rời nhau giữa giới nữ và tự nhiên để nhân loại bền vững và ổn định: “Chủ
nghĩa Ecofeminism kêu gọi chấm dứt tất cả các áp bức, lập luận rằng không có nỗ lực để
giải phóng phụ nữ (hoặc bất kỳ nhóm bị áp bức khác) sẽ thành công mà không có một nỗ
lực bình đẳng để giải phóng tự nhiên)” [1, tr.1]. Tư tưởng cốt lõi của lí thuyết này là phê
phán thuyết nhị nguyên, chủ nghĩa nhân loại trung tâm, chủ nghĩa nam giới trung tâm,
khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc duy trì sự phát triển bền vững, cải
thiện môi trường và giảm áp lực khai thác tự nhiên Từ đó, thuyết nữ quyền sinh thái phản
tỉnh về nguy cơ sinh thái cũng như những áp lực của giới nữ trong bối cảnh đương đại,
thúc đẩy sự công bằng chỉ với tự nhiên mà còn với cả những người đang nâng đỡ bảo vệ
cho tự nhiên.
Nghiên cứu đặc điểm diễn ngôn nữ quyền luận sinh thái trong văn xuôi đương
đại tức là khai thác những quan điểm của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trong tác phẩm
văn học chủ yếu là những tác phẩm viết về tự nhiên, văn học nữ quyền, sự kết nối hài hòa
giữa con người và tự nhiên. Karen Thornber đã khẳng định “đặt nền tảng trên tư tưởng nữ