Page 98 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 98
93
tùng gia đình. Chàng khi yêu, cũng si tình đến mức nhiều khi nảy ra ý định đem Tố Tâm
đi trốn, đến một nơi thâm sơn cùng cốc: “để cùng nhau hưởng cuộc ân ái trăm năm”.
Song, đó chỉ là phút nông nỗi thoáng qua do ảnh hưởng của những cuốn tiểu thuyết
phương Tây mà chàng đọc. Đối với chàng, “những gì thuộc về gia đình đều thiêng liêng
cả”. Vì thế, chàng xem người con gái mà cha mẹ sắp đặt cho chàng là một “vật báu”,
việc cưới người mà chàng “chưa biết tính tình mà đến dung nhan cũng chưa được nhìn
rõ” là một việc đương nhiên, không thể “xê xích” được. Cho nên, dù yêu Tố Tâm chân
thành nhưng “nghĩ đến nhà, nghĩ đến tình âu yếm của song thân tôi tuổi tác, nghĩ đến
tình huynh đệ rất đậm đà tự nhiên” [11, tr.92] là chàng chùn bước. Đạm Thủy còn tuyên
truyền cho những giáo điều lạc hậu khi lấy lời giáo huấn mà khuyên bảo Tố Tâm: “Em
ơi! Sinh ra gái mưa sa là phận, rủi may âu cũng sự trời, (…) chi bằng em theo cái lệnh
“đặt đâu ngồi đây” là hơn… ta đem cái khổ một đời mà đền bù các công sinh thành 20
năm khó nhọc cũng chưa gọi là đủ (…) Trong cách đền ơn đó không gì bằng nghe lời
giáo huấn những lúc khó khăn này” [11, tr.98]. Dù đã tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ của
văn hóa phương Tây qua sách báo, trường học, song chàng vẫn chưa thoát khỏi lý tưởng
của “phường áo mũ”, vẫn còn bị mắc kẹt trong trong các quan niệm “tín”, “hiếu”, “mệnh
trời”. Đôi chỗ, chàng suy nghĩ như một nho sĩ phong kiến, xem Tố Tâm chẳng khác gì
một “vưu vật” mà gần nàng có thể khiến cho sự nghiệp của chàng tiêu ma: “Mà thực vậy,
mình cũng có chút học thức, vẫn khăng khăng theo đuổi sự nghiệp, về văn chương, giáo
dục, thế mà nay bị xô đẩy vào trong bể tình, chìm đắm mãi (…) Nghĩ mang lấy hai chữ
thiếu niên mà thẹn mình, giận mình, ghét mình, mà tức lây cả đến Tố Tâm nữa, tưởng
như có thể xa được nàng ngay” [11, tr.94]. Chàng đã đem công danh đối lập với ái tình,
khuông mình trong vòng “lợi danh, áo mũ”. Con người lý trí nơi Đạm Thủy giúp chàng
hồi phục nhanh chóng sau cái chết của Tố Tâm, để nghĩ về “lập đức, lập công, lập ngôn”.
Cuối tác phẩm, khi nghe nhắc đến công danh sự nghiệp, chàng đã “cảm động nức lòng
như người chiến sĩ lúc ra trận nghe hồi trống hay dịp kèn quốc hiệu” và lại “sốt sắng về
những mục đích và hi vọng trước” [11, tr.138].
Tư tưởng truyền thống trong Tố Tâm chưa trở thành một lực lượng đối lập với
con người cá nhân, để tạo ra cuộc xung đột trực diện giữa thế lực tiến bộ và bảo thủ,
hướng tới giải quyết vấn đề một cách triệt để. Con người cá nhân trong Tố Tâm, cũng
như trong sáng tác của Tương Phố, Đông Hồ, Tản Đà, lúc này vừa mới ra đời, còn giữ
mối liên hệ với con người đạo lí trong văn học truyền thống. Nó chưa đủ trưởng thành để
kiêu hãnh đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến lạc hậu, đòi quyền sống, quyền tự do như
con người cá nhân trong sáng tác của Tự lực văn đoàn sau này. Tố Tâm và Đạm Thủy là
sản phẩm của xã hội giao thời, họ bị kẹt ở trạng thái lưỡng phân: đã hít thở bầu không
khí tự do của thời đại mới, sinh hoạt theo lối mới, nhưng tư tưởng vẫn còn bị giam cầm
trong ý thức hệ phong kiến bảo thủ. Khi phải lựa chọn giữa tình yêu và bổn phận, giữa cá
nhân và gia đình, họ đã chấp nhận hi sinh quyền lợi của con người cá nhân cho gia đình.
Họ đã góp phần tạo ra bộ mặt tiêu biểu của xã hội Á Đông truyền thống: “Xã hội Á Đông
là một xã hội thuần túy đặc biệt thuộc về chế độ gia trưởng, tôn giáo là đạo gia đình, chủ
quyền là quyền phụ huynh, nghĩa vụ là lòng hiếu kính, quyền lợi là quyền lợi của xã hội,
cá nhân bao giờ cũng phải phụ thuộc, mỗi người ta suốt một đời không lúc nào là không