Page 102 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 102

97

               vết mãi” [11, tr.139]. Cái chết của Tố Tâm là một cách phản kháng tiêu cực nhưng nó
               mang ý nghĩa tố cáo, làm cho người đọc thấy rõ tác hại của nền luân lý bảo thủ, từ đó cổ
               vũ giới trẻ dấn thân vào con đường tự do, để tìm tình yêu, hạnh phúc của cuộc đời mình.
                       3. Kết luận

                       Với sự thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và những cách tân về hình thức
               nghệ thuật tiểu thuyết, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách thuộc “lứa quả ngọt” đầu tiên của
               tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Sự mâu thuẫn giữa chủ đích sáng tác của Hoàng Ngọc
               Phách và ý nghĩa tiến bộ của tình yêu trong tác phẩm suy cho cùng là do tính giao thời
               của tác phẩm quy định. Vấn đề giải phóng cá nhân của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học
               đã có từ trước nhưng phải đến Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách mới trở thành nhu cầu cấp

               bách của toàn xã hội, có điều kiện để biến thành cuộc đấu tranh với thế lực phong kiến
               bảo thủ. Con người cá nhân trong tác phẩm dù chưa hoàn toàn thoát khỏi quan niệm con
               người đạo lý, nhưng đã cất lên tiếng nói tố cáo sự khô cứng của luân lý phong kiến, đi
               ngược với quyền lợi chính đáng của con người. Dù chưa phải là cuộc xung đột trực diện,
               phần thắng vẫn nghiêng về thế lực bảo thủ, song cái chết của Tố Tâm đã mang ý nghĩa
               thức tỉnh tinh thần phản kháng, đấu tranh, giải phóng con người thoát khỏi xiềng xích
               của giáo điều xưa cũ. Gần 10 năm sau, sự ra đời của một thế hệ thanh niên trí thức mới
               trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đấu tranh chống phong kiến, đòi tự do cho con người

               cá nhân một cách triệt để, đã khởi nguồn từ Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách.
                                                   TÀI LIỆU THAM KHẢO
               1. Lê Tú Anh. (2012). Tiểu thuyết Việt Nam 1900 - 1930. Hà Nội: NXB Khoa học Xã
               hội.
               2. Trương Chính. (2016). Dưới mắt tôi. Hà Nội: NXB Hội Nhà văn.
               3. Đào Đức Doãn. (2016). Tiểu thuyết tâm lí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Hà Nội: NXB

                   ĐHSP.
               4. Phan Cự Đệ. (2003). Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.  Hà Nội: NXB Giáo dục.
               5. Lê Quang Hưng (sưu tầm và chỉnh lý).(2000). Thiếu sơn, nghệ thuật và   nhân   sinh.
                   Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin.
               6. Mai Hương. (20000. Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Hà Nội: NXB
                   Văn hóa - Thông tin
               7. Trần Đình Hượu. (2007). Tuyển tập. Hà Nội: NXB Giáo dục.

               8. Mã Giang Lân. (2000). Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 -  1945.   Hà
                   Nội: NXB Văn hóa Thông tin.
               9. Phong Lê. (2014). Trăm năm trong cõi... về một thế hệ vàng văn chương  Việt hiện đại.
                   Hà Nội: NXB Nhà sách Thái Hà.
               10. Hoàng Ngọc Phách. (2015). Tố Tâm. Hà Nội:  NXB Nhã Nam.
               11. Hoàng Ngọc Phách. (2018). Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách. Hà Nội: NXB Văn  học.

               12. Vũ Ngọc Phan. (2008). Vũ Ngọc Phan tuyển tập (tập 1). Hà Nội: NXB Văn học
               13. Trần Đăng Suyền - Lê Quang Hưng (đồng chủ biên). Văn học Việt Nam đầu thế kỷ
                   XX đến 1945. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.
               14. Lê Thanh. (2002). Nghiên cứu và phê bình văn học. Hà Nội: NXB Hội Nhà văn.
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107