Page 97 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 97
92
họ còn chưa nhìn ra đích và đối tượng để đấu tranh. Điều này là hiển nhiên khi mà ngay
chính tác giả vẫn còn ủng hộ cho cái gọi là gia đình truyền thống. Gia đình ấy gắn với
hôn nhân sắp đặt, ngay cả khi chế độ gia đình mâu thuẫn với quyền lợi của cá nhân, thì
các nhân vật vẫn lựa chọn đi theo tiếng gọi của bổn phận đối với gia đình.
Trong Tố Tâm, nhân vật được miêu tả theo quan niệm con người đạo lí. Vẻ đẹp
của Tố Tâm được đánh giá theo tiêu chuẩn “công, dung, ngôn, hạnh” của thẩm mĩ phong
kiến. Sắc đẹp của nàng là “thứ đẹp thanh đạm làm cho người ta kính yêu như một bức nữ
thần” chứ không phải “thứ đẹp nồng nàn làm cho người ta ham muốn” [11, tr.54]. Kết
thúc thư gửi cho Đạm Thủy, nàng thường ghi “Kính lạy” hoặc “Tố Tâm bái”, được tác
giả khen ngợi: “đem dùng với nhà thì thành con hiếu, đem dùng với nước thì thành tôi
ngay, đem dùng vào cảnh vợ chồng thì đẹp đôi thành vợ thuận, vợ thuận tức là mẹ hiền”
[3, tr.45]. Với ý thức “mình là con nhà nề nếp, phận đào tơ phải giữ ngọc gìn vàng”, tức
là phải giữ cho mình tự nhiên, trang nhã nên Tố Tâm “không muốn phô tính tình của
mình ra”, lúc nào cũng “cố giữ vẻ ngoài tự nhiên như không”; “trong lòng có khi lửa tình
chợt nhóm cũng phải nén xuống ngay mà không dám để lộ cho nhau biết” [11, tr.61].
Những lúc hẹn hò, dường như “vũ trụ chỉ có hai người”, tình yêu của họ vẫn tách rời thú
vui thân xác, thuần thúy tinh thần. Họ yêu nhau vì: “phục nhau về việc, cảm nhau về tình,
bởi những bức thư hay, câu chuyện thú, còn sắc đẹp chỉ là giúp thêm vào mà thôi thì có
thể xa tình dục được” [11, tr. 88]. Vì thế, tình yêu trong truyện chỉ được miêu tả qua
những rung cảm tâm hồn mà chưa có những rung động nhục thể, hoàn toàn thiếu vắng
cảm giác thân thể. Sau này, vẻ đẹp của các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
như Lan (Hồn bướm mơ tiên), Liên (Gánh hàng hoa), Mai (Nửa chừng xuân) đều được
tiếp tục miêu tả theo quan niệm con người đạo lí này.
Tố Tâm, dù yêu Đạm Thủy hết sức sâu sắc: “đã yêu anh thì không thể yêu ai được
nữa”, nhưng nàng đã không cưỡng lại cuộc hôn nhân sắp đặt của Đạm Thủy. Đôi chỗ, tác
giả để lộ mục đích giáo huấn khá rõ, đã biến nhân vật thành “cái loa” phát ngôn cho tư
tưởng “nam tôn nữ ty”, cho lí tưởng “công danh áo mũ” của giai cấp phong kiến: “Em là
phận gái, cái chức phẩm đối với đời, có cũng hay mà không cũng được… ai trách chi
"nữ nhi nan hóa", nhưng anh là bậc nam nhi hai vai nghĩa vụ, (…) anh nên nhớ rằng cái
thân anh không phải là của một mình anh, phải làm việc cho nhà, cho nước, cho xã hội…
Làm nam nhi có hai chữ chung tình cũng không gọi là đủ được” [11, tr.92-93]. Đối với
chồng, một người mà nàng chỉ kính chứ không yêu, Tố Tâm không quên bổn phận “phu
xướng, phụ tùy” của một người vợ: “nếu giời còn để em sống thì em đem hết nền giáo
dục của em mà hầu hạ tân lang em như một tôi tớ” [11, tr.124]. Như thế, nàng đã hi sinh
quyền được yêu, được hạnh phúc của cá nhân để thực hiện chữ “hiếu” đối với cha mẹ,
chữ “nghĩa” đối với chồng. Cho đến lúc từ giã cõi đời, tác giả vẫn mượn lời nàng nhắn
với những cô thiếu nữ “đừng theo em mà đi vào một lối”, để khỏi chuốc lấy kết
cục:“Đây là mồ một người bạc mệnh chết vì hai chữ ái tình” [11, tr.134].
Đạm Thủy được giới thiệu là một “thanh niên tân tiến”, sinh viên trường Cao
đẳng, nhưng so với Tố Tâm, chàng chỉ là cái bóng mờ nhạt, ý thức “tòng thuộc” của
chàng đối với gia đình còn mạnh hơn cả Tố Tâm. Trong thế giằng co giữa lựa chọn tình
yêu hay tuân thủ đạo đức truyền thống, Đạm Thủy đã chọn cách “lấy lý hóa tình”, phục