Page 96 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 96

91

               được với nước. Thánh nhân có câu: Cầu trung thần tất do hiếu tử chi môn (cần tôi trung
               phải tìm ở nơi trung, hiếu)” [14, tr.196].
                       Thái độ bảo thủ của Hoàng Ngọc Phách còn được Vũ Ngọc Phan chỉ rõ: “Hoàng
               Ngọc Phách là một nhà giáo, nên văn ông có giọng bảo thủ, cái giọng duy trì luân lý đạo

               đức. Từ văn tiểu thuyết đến văn luận thuyết của ông, chỗ nào ông cũng có ý gìn giữ lấy
               tinh thần cố hữu của ta… Tôi đã thấy cái tôn chỉ của nhà giáo dục họ Hoàng trong câu
               này: Nếu luân lý có ảnh hưởng  cho văn chương thì văn chương cũng có thể gây nên một
               nền luân lý, nhất là ở lúc Âu Á giao thời này… Như vậy, theo ý ông, văn chương cần phải
               phụng sự luân lý để giữ cho cuộc đời khỏi có những sự nhố nhăng trong lúc hai nền văn
               hóa Đông Tây tiếp xúc” [12, tr.329]. Để phục vụ cho mục đích giáo huấn, theo Phan Cự

               Đệ: “Trong nhiều trường hợp Hoàng Ngọc Phách đã biến nhân vật thành cái loa phát
               ngôn, thuyết lý đạo đức trong tác phẩm!” [4, tr.16].
                        Văn hóa phong kiến, trong khi chủ trương xây dựng mô hình con người đạo lí, đã
               thủ tiêu phương diện tự nhiên, bản năng của con người, trong đó bao gồm cả “tình” và
               “dục”. Thanh niên được khuyên không nên đắm say vào “tình” và “dục” bởi nó sẽ che
               mờ cái tâm đạo lý, làm cho con người không nhất tâm theo lễ, không chịu nép mình vào
               khuôn phép: “Trong tất cả các thứ tình, thứ dục thì nó sợ nhất là sắc đẹp của đàn bà và
               tình yêu. Đó là thứ tình mạnh nhất, thứ dục thiết tha nhất, thứ đam mê da diết, dai dẳng,

               bất trị nhất” [7, tr.642]. Văn học trung đại Việt Nam do ảnh hưởng tư tưởng của Nho,
               Phật, Đạo nên chủ trương kiểm soát tình cảm nghiêm ngặt. Vì thế, đề tài tình yêu ít được
               nhắc đến, nhất là chuyện trai gái tự do yêu đương, vượt ngoài vòng luân lý. Nếu có thì nó
               thường gắn với hôn nhân gia đình, gắn tình với nghĩa. Tình yêu của Lương Sinh - Dao
               Tiên (Hoa Tiên), Kim Trọng - Thúy Kiều (Truyện Kiều), Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt
               Nga (Lục Vân Tiên) đều như vậy. Hoàng Ngọc Phách đã đứng trên quan điểm đạo đức

               truyền thống, bảo vệ chế độ gia đình, khi viết Tố Tâm. Ông không bênh vực những nạn
               nhân trong trong truyện, ông buộc tội họ đã quá “mơ màng những chuyện ngoài vòng
               đời”, “coi khinh thực tế” nên sa chân vào vực thẳm của ái tình; lại nữa, không được phép
               của cha mẹ mà vẫn yêu thương, biết “ái tình vô vọng” mà vẫn lấn tới, nên kết cục bi
               thảm. Ông  khuyên  thanh niên nam nữ nên tránh xa ái tình vì“đây là ghềnh cao, vực
               thẳm” làm cho người ta đắm đuối mà đi tới chỗ hại thân. Chủ đích của Hoàng Phách khi
               viết Tố Tâm là như thế, ông đem chuyện tình éo le của Tố Tâm và Đạm Thủy diễn ra để:

               “răn đời đừng mắc vào ái tình, đừng lạm dụng văn chương tư tưởng mà làm việc cho ái
               tình” [5, tr.47]. Về diễn tiến của vấn đề tình yêu trong lịch sử của tiểu thuyết, Trần Đình
               Hượu nhận xét: “Ta thường ca ngợi tinh thần tha thiết với hạnh phúc, với tự do, tinh thần
               chống lễ giáo phong kiến trong truyện Nôm, ca tụng một xu hướng nhân đạo chủ nghĩa
               trong đó. Nhưng thực ra mối tình của Dao Tiên và Lương Sinh, giữa Thúy Kiều và Kim
               Trọng, lễ giáo chưa hề hiện ra dưới bộ mặt tàn bạo, và tác giả cũng chưa rõ đằng sau số

               mệnh là những cái gì trói buộc con người. Hạnh phúc lứa đôi thường bị dày vò tan nát
               (…) nhưng cũng cũng chưa ai tìm nguyên nhân ở thể chế xã hội. Cho đến cả Giấc mộng
               con, Tố Tâm cũng còn là như vậy”. [6, tr.47].  Ngoài việc Đạm Thủy vướng một trắc trở
               là đã có vợ chưa cưới, cả hai gia đình đều không có một cản trở nào. Sự hy sinh cao
               thượng của cả hai nhân vật không biểu thị một tinh thần đấu tranh nào khi mà bản thân
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101