Page 91 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 91

86

            lúc này, còn tôi thì không thể!” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.179). H' Nhi ốm, nó bất lực
            “Tôi không biết làm sao được. Đến lúc này thì tôi thực sự căm hận Yàng Diê. Tại sao
            kiếp này tôi không được là người!” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.179-180). Khi được
            sống cùng nhà với H' Nhi, nó hạnh phúc vô cùng “Với tôi lúc này, mùa mưa hay mùa khô

            có gì đâu là quan trọng. Quan trọng nhất là tôi vẫn đang được sống bên cạnh H' Nhi với
            niềm hạnh phúc dạt dào mà chưa bao giờ tôi có được. Tôi chạy nhảy và hét toáng lên”
            (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.203).
                    Căn bệnh lạ lùng mà cả buôn Kroa mắc phải là căn bệnh khóc ra nước mắt màu
            xanh thẫm. Kra là người nhận ra điều này đầu tiên ở mấy đứa cháu nhà H' Nhi: “Kì lạ
            chưa! Nước mắt của chúng nó không phải màu trắng, không phải màu sữa đục mà là

            nước mắt màu xanh. Những hàng nước mắt xanh màu lá cây nhạt nhòa trên má chúng”
            (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.118). Đây là một hiện tượng kì lạ nhanh chóng lây lan cả
            cộng đồng, làm người ta hoang mang. Cả buôn cho đó là bị Yàng phạt. Kra lặng lẽ quan
            sát,  thấy  buôn  trưởng  báo  cáo  lên  trên,  một  đoàn  thầy  thuốc  về  khám,  lấy  mẫu  xét
            nghiệm, nhiều người sợ hãi, bỏ trốn đến khi đoàn  xe y tế đi xa mới dám quay về và ôm
            nhau khóc: “Mí Len, mí H'Bia rồi H'Yao nữa, không biết chui từ trong bụi cây nào ra,
            chạy đến ôm nhau, khóc rưng rức” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.172).
                    Nỗi hoảng sợ của cả buôn chưa dừng lại ở đó. Khi mòn mỏi chờ đợi kết quả khám

            bệnh từ đoàn CB y tế, Kra nhận thấy “Từ khi phát hiện ra người Kroa mắc bệnh lạ, các
            sạp hàng ở chợ đã dọn đi sạch và không ai dám quay lại” (Nguyễn Văn Thiện, 2015,
            tr.173). Tuy nhiên, không có kết quả y tế, người ta tìm thầy cúng và thủ phạm gây họa
            cho buôn làng bị đổ cho Kra. Nó cảm nhận được điều khác thường trong mắt già Ma Noi
            và “những ánh mắt của người Kroa vẫn không hết tối tăm. Gặp tôi họ nhìn đi chỗ khác”
            (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.193). Kra đã cố gắng tìm hiểu, kể cả hỏi lũ bướm và vỡ lẽ

            khi Ma Noi ôm nó vào lòng, òa khóc “Lão thầy cúng nói, mày không phải là khỉ, mày là
            người. Yàng đã phạt người Kroa vì tội để mày sống chung với người với một bộ lông
            khỉ…” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.193). Trong lí lẽ của ông thầy cúng, Kra cũng có
            nước mắt màu xanh thì đúng nó là nguyên nhân gây họa cho cả làng. Thì ra, sự văn minh
            hiện đại nếu không giải thích được nguyên nhân căn bệnh thì để đến sự tối tăm lên ngôi.
            Kra đau đớn nghĩ “Tôi không phải là khỉ, nhưng tôi đâu phải là người (…) Yàng lấy lẽ gì
            mà dám phạt người Kroa khi tôi gần gũi với người tôi yêu thương nhất?” (Nguyễn Văn

            Thiện, 2015, tr.195). Khi đã rời xa buôn làng, nghĩ đến căn bệnh lạ, Kra vẫn day dứt
            khôn nguôi: “Chắc họ căm thù tôi lắm. Một thằng khỉ đột tự dưng gây chuyện xấu làm
            hại buôn làng!” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.202).
                    Như vậy, với bút hiện đại, tác giả của “Nước mắt màu xanh thẫm” đã chọn cách
            thể hiện điểm nhìn tác phẩm từ con khỉ Kra và chính nó đã tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho
            tiểu thuyết. Nghĩ theo cách của Kra, cảm nhận theo cách của Kra và hành động theo cách

            của Kra lôi cuốn bạn đọc, giữ họ lại với câu chuyện cho đến trang cuối cùng. Đọc xong
            tiểu thuyết, ta có thể tự “cấu trúc” lại câu chuyện. Đó là chuyện về một chiến binh dũng
            cảm người Ê đê theo tù trưởng Gưh đánh Pháp, yêu một cô gái xinh đẹp nhưng rồi cả hai
            bị giết chết vì sự ích kỉ, đố kị, ghen tuông. Họ đầu thai lại, chàng trai lại lạc vào kiếp khỉ,
            cô gái làm người nhưng đầy đau khổ. Hai người họ luôn ở bên nhau nhưng chỉ có chàng
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96