Page 86 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 86

81

               cười nói huyên thuyên trên những bức tường này”; “không giữ được đâu em/ anh nghe
               ngày một gần hơn tiếng lũ quạ”….)
                        Thơ Trương Đăng Dung đem đến tiếng nói đa âm về thân phận con người được
               các cộng đồng đọc khác đón nhận. Không phải ngẫu nhiên mà tập thơ “Những kỷ niệm

               tưởng tượng” vừa được nhà xuất bản Európa tại Budapest dịch và giới thiệu đến độc giả
               Hungari. Câu hỏi đặt ra với độc giả Hungari “Do đâu mà những bài thơ – thời – gian
               này, cơn ác mộng hiện đại thể hiện qua bản dịch của Hay Janos, lại quen thuộc với
               chúng ta đến thế?” (16),  đã được chính họ trả lời “Giữa các câu thơ là sự vận hành của
               thời gian, là nỗi vô vọng khôn nguôi của sự sa đọa, sự bất an và tha hóa các giá trị”
               (17).  Cũng không phải ngẫu nhiên nhà xuất bản Európa đã trích in câu nói của Trương

               Đăng Dung tại lễ trao giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội cho tập thơ “Những kỷ niệm
               tưởng tượng” (2011) :
                       “Ở đâu con người cũng là con người:
                       trong sự mong manh của kiếp sống,
                       trong sự bất hạnh tột cùng và niềm hạnh phúc cao thượng của nó.
                       Chúng ta đang sống trong nỗi cô đơn tập thể” (18)
                       Tôi cũng xin khép lại bài viết nhỏ này bằng những suy nghĩ của Trương Đăng
               Dung phát biểu tại Lễ trao giải thưởng đó như là thông điệp của nhà thơ về cuộc sống, về

               thơ: “Không phải chỉ có tiểu thuyết mới đang đứng trước nguy cơ bất lực trong việc
               khám phá cái bản thể của tồn tại đã bị tư duy giáo điều của thời hiện đại bỏ quên như ai
               đó đã từng nói, mà ngay cả thơ hiện đại cũng đang ở trong tình thế đó. Tôi luôn ý thức
               về những khả năng và giới hạn của thơ, cũng như những khả năng và giới hạn của đời
               sống con người. Ý thức về giới hạn là cơ sở để chúng ta hi vọng về một sự vượt thoát giới
               hạn. Điều đó đúng với từng nhà thơ và cũng đúng với cả một nền thơ” (19).


                       CHÚ THÍCH:
                       (1)-  Anh  Thư  (2015),  “Tiểu  thuyết  “Lâu  đài”:  Mối  duyên  của  nhà  văn  Franz
               Kafka  với  nhà  thơ  Trương  Đăng  Dung”,  nguồn  http://vov2.vov.vn/diem-hen-van-
               nghe/tieu-thuyet-lau-dai-moi-duyen-cua-nha-van-franz-kafka-voi-nha-tho-truong-dang-
               d-c65-12539.aspx,
                       (2) (3), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (19) - Trương Đăng Dung (2013), Những kỉ

               niệm tưởng tượng, tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, H.
                       (4)  -  Trương  Đăng  Dung  (2015),  “Ác  mộng”,  “Đối  thoại”,  “Sách  của  Aylan
               Kurdi”, Tạp chí Thơ, H.
                       (5), (14) - Franz Kafka (2003), Tuyển tập tác phẩm, Nhiều người dịch, NXB Hội
               nhà văn và TT văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, H.
                       (6),  (16),  (17),  (18)  -  Trương  Đăng  Dung  (2018),  Những  kỷ  niệm  tưởng  tượng

               (Képzelt emlékek) (Háy János dịch tiếng Hungari), NXB  Európa, Budapest.
                       (7), (15) - Nguyễn Thanh Tâm (2018), “Nhân tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng
               được dịch và xuất bản ở Hungary”, Tạp chí Thơ số 5-6), H.
   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91