Page 84 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 84
79
Tôi lớn lên ngơ ngác cõi người
tình thương, thù hận, buồn, vui
hun hút đường xa cát bụi
người đi không biết về đâu.
Điều kì lạ vẫn là thế giới
tôi lặng nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ
Chúa đã ra đi
Chúa không thể nào ngờ.”
(“Chúa đã ra đi”) (10)
Để rồi tự hỏi:
Có một thời
có một thời
ta đã sống thật sao?”
(“Có một thời”)(11)
Thế giới thơ Trương Đăng Dung tràn ngập những hình ảnh dị hình, biến dạng và
lộn ngược. “Chân trời” và “Giấc mơ của Kafka” là hai trong số những bài thơ mang đậm
“chất Kafka” của Trương Đăng Dung. Những biến dạng của con người của thế giới được
hình dung qua con mắt của nhà thơ:
“Anh đã thấy những người dị dạng
dang tay đòi hái mặt trời,
những bóng ma thọt chân, lang thang
đòi trở về quê cũ.
và những đội quân không mũ
tay súng, tay đao chân bước thụt lùi,
những nhà thơ chống gậy đứng cười
trước những con trâu mông dính đầy mạng nhện…”
(“Chân trời”) (12)
Đặc biệt là trong bài thơ “Giấc mơ của Kafka”, người đọc có thể cảm nhận về một
thế giới lộn ngược, một thế giới đã bị biến dạng đến thảm hại:
“Ở New York chiều chiều
những con voi nhảy từ tầng mười một xuống sông
cứu những con chim sẻ.
Ở Paris trước cửa Viện bảo tàng
người nằm ngáp
trâu xếp hàng mua cỏ.
Ở Moskva những thiếu phụ da vàng
chơi với hổ
trên những quảng trường ngập nước.