Page 89 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 89

84

                    Kra là con  khỉ nhưng suy nghĩ giống  như con người. Và nó đã  theo sát tất  cả
            những diễn biến ở buôn Kroa bằng sự từng trải, hiểu biết. Tác giả đã khéo léo dùng bút
            pháp huyền ảo để thể hiện nhân vật này. Thực ra, trong tác phẩm, con khỉ Kra là kiếp sau
            của một chiến binh dũng cảm dưới trướng của tù trưởng N'Trang Gưh có tên là Y Liê.

            Qua cái nhìn của con khỉ hơn mười năm sống tại buôn làng, một câu chuyện tiền kiếp,
            một sự hiểu biết rõ ràng về cuộc sống, lịch sử văn hóa của ngươi Êđê trước đó cả trăm
            năm hiện về.
                    Câu chuyện cuộc đời của Kra bắt đầu bằng điểm nhìn về thời gian quá khứ, khi
            mà nó chưa lạc vào kiếp khỉ. Khi rời buôn Kroa đến nơi ở mới cùng dân làng, nhìn lại
            buôn cũ lần cuối, những hình ảnh quen thuộc của thảo nguyên đã làm Kra xúc động: “Bất

            giác, trong trí não tôi vụt hiện về những năm tháng xa xăm của kiếp trước. Những cánh
            rừng già bất tận và dòng sông nhuộm máu. Tiếng hét thảng thốt của ai đó như một nhát
            kiếm đâm thẳng vào tim, buốt lên tận óc. Những chuyện không rõ ràng, xa lắc, xa lơ.”
            (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.57). Từ đây, sang phần 2, mạch truyện kể về buôn làng
            người Êđê vùng lòng chảo núi Chư Mang của hơn trăm năm trước.
                    Lúc này theo trí nhớ của Kra, nó là chàng trai Êđê dũng mãnh tên là Y Liê sống
            vùng Lòng chảo cùng bố mẹ, những người hàng xóm tốt bụng, rộng lượng và những
            người bạn thân vui vẻ là Y Lát giỏi giang và H Ly xinh đẹp: “Chiều chiều, khi những

            người mẹ trẻ đang giã gạo chuẩn bị bữa cơm chiều thì ba đứa trẻ ríu ran gọi nhau xuống
            bến nước tắm. H Ly mang thêm chiếc bầu nhỏ xíu đựng nước mang về cho mẹ. Y Lát
            chạy trước, Y Liê chạy sau, vừa chạy vừa ném thia lia những viên đá mỏng xuống mặt
            nước. Tiếng cười của chúng tôi làm ấm cả thung lũng” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.63).
            Lớn lên, cả hai chàng trai cùng yêu thương cô gái nhưng H Ly chỉ chọn Y Lát, Y Liê
            buồn nhưng cũng mừng cho bạn. Rồi người Pháp đến chiếm đất, đóng đồn, “Thế là chiến

            tranh đã thò cánh tay dài ngoẵng của mình đến vùng Lòng chảo kéo hai chàng trai trẻ
            vào trận. Họ đã ra đi trước khi lửa chiến tranh bén đến vách nhà mình.
                    Bấy giờ là những năm đầu tiên của thế kỉ hai mươi.” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.69).
                    Trong những trang viết ở phần 2, điểm nhìn thời gian của nhân vật được xác định
            bởi rất nhiều những từ ngữ đặc trưng: “Giữa mùa mưa xa lắc ấy”, “Những năm đầu tiên
            của thế kỉ trước”, “rồi những mùa rẫy trôi qua trên thảo nguyên”, “cuối mùa khô năm
            ấy”, “những ngày tiếp theo”, “mấy ngày liền”, “sang hôm sau”, “kể từ khi Y Lát và Y

            Liê ra đi…”, “Sau trận cháy kinh hoàng ấy”…
                    Theo dòng hồi ức của Kra, Y Lát và Y Liê tham gia nghĩa quân của tù trưởng
            Gưh, lập nhiều chiến công nhưng Y Lát đã hi sinh khi đánh đồn Jiăng, Y Liê thương nhớ
            bạn, quay trở về Lòng chảo khi cuộc khởi nghĩa của tù trưởng Gưh thất bại. Gặp lại, H
            Ly và Y Liê yêu nhau, tính chuyện làm đám cưới thì bị một tên người Juăn phản bội bắn
            chết. Từ đó linh hồn của cả hai bay đến buôn Kroa, vì sốt sắng được đầu thai, Y Liê làm

            kiếp khỉ (là Kra hiện tại) còn H Ly dầu thai là cô gái đẹp nhất buôn - H Nhi. Điểm nhìn
            về quá khứ này của Kra đã cho người đọc hình dung được cuộc sống của những người
            Êđê vùng Lòng chảo xưa: hiền hòa, rộng lượng, hiếu khách, hồn hậu, thông minh và vô
            cùng dũng cảm. Chính họ đã cùng nhau đứng lên đánh lại bọn giặc Pháp xâm lược, làm
            chúng phải bao phen thất bại thảm hại. Mặt khác, nó là mạch ngầm nối quá khứ với hiện
   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94