Page 94 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 94

89


                XUNG ĐỘT CỦA QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG VÀ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
                                 TRONG “TỐ TÂM” CỦA HOÀNG NGỌC PHÁCH
                                                                                ThS. Phan Thị Tâm Thanh

                       Tóm tắt
                       Với tính tiên phong và hiện đại của nó, Tố Tâm xứng đáng là tác phẩm mở đầu
               của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu thuần túy, trong
               sáng, đẹp đẽ nhưng kết thúc bằng bi kịch. Trên lập trường của diễn ngôn truyền thống,
               Hoàng Ngọc Phách đã miêu tả sự thắng thế ngả về chế độ gia trưởng trong cuộc xung đột
               với con người cá nhân của ý thức hệ tư sản. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tác phẩm đến bạn

               đọc chủ yếu theo hướng ngược lại. Xung đột của diễn ngôn truyền thống và diễn ngôn cá
               nhân được thể hiện tập trung qua tình yêu tự do của hai nhân vật chính, cũng như sự lùi
               bước của họ trước lực cản vẫn còn mạnh của lễ giáo phong kiến. Tố Tâm mang đặc điểm
               của tiểu thuyết giao thời, mặc dù còn một số hạn chế, song tác phẩm đã thoát khỏi ảnh
               hưởng của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, tiếp nhận thành công kĩ thuật tiểu thuyết
               phương Tây, đánh dấu bước hòa nhập của văn học Việt Nam vào dòng chảy lớn của văn
               chương thế giới những năm đầu thế kỷ XX.
                       Từ  khóa:  Diễn  ngôn  cá  nhân,  diễn  ngôn  truyền  thống,  Tố  Tâm,  Hoàng  Ngọc

               Phách.
                       1. Mở đầu
                       Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, xuất bản năm 1925, với sự mới mẻ cả về “hình
               thức lẫn tinh thần”, đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà. Là tác
               phẩm mở đầu cho khuynh hướng tiểu thuyết lãng mạn, Tố Tâm thường được so sánh với
               Nouvelle Héloise (Julie hay là nàng Héloise mới) của Rousseau, Werther (Nỗi đau chàng

               Werther) của Goethe. Tác phẩm được Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch
               sang tiếng Pháp với nhan đề Một trái tim trong sáng và được nhà xuất bản  Gallimard
               giới thiệu với bạn đọc quốc tế năm 2006. Nhà phê bình Đoàn Ánh Dương trong lần tái
               bản tiểu thuyết Tố Tâm năm 2015 đã đánh giá tác phẩm là“trái chín bói đầu tiên của cả
               một vụ mùa hiện đại hóa mà gần mươi năm sau mới chín rộ bằng sự xuất hiện của Tự
               Lực Văn đoàn (1934). Tiểu thuyết đánh dấu một cột mốc quan trọng của tiến trình quốc
               tế hóa văn học Việt Nam" [10, tr.2]. Tố Tâm lúc mới ra đời đã gây nên sự xôn xao trong

               dư luận, thông qua câu chuyện tình yêu tự do, ngoài vòng lễ giáo, tác phẩm đã đặt ra một
               vấn đề có ý nghĩa xã hội, chạm tới mối quan tâm hàng đầu của thanh niên thành thị lúc
               bấy giờ: vấn đề giải phóng con người cá nhân khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến,
               khẳng định quyền tự do trong tình yêu và hôn nhân.
                       Đánh giá về Tố Tâm đương thời, có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược
               nhau. Theo Lê Hữu Phúc, mục đích của tác giả là ngăn ngừa thanh niên sa chân vào vực

               thẳm của ái tình đi ngược luân lý: “Tác giả đã chịu khó thăm dò ở đáy con sông tình kia
               mà cắm biển, nhắn cùng những bạn thiếu niên đương lảng vảng trên bờ sông, trong khi
               cần phải để tâm vào những chủ nghĩa cao xa khác, mấy chữ rằng: Đây là ghềnh cao, vực
               thẳm! Ấy đó là công tác giả chép lại truyện, mà chính đó là nơi độc giả phải lưu tâm”.
               Đồng tình như thế, Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Tác giả muốn đưa ra một nghệ thuật mới
   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99