Page 90 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 90

85

               tại để người đọc hiểu hơn những suy nghĩ, cảm nhận, hành động của Kra khi làm kiếp
               khỉ sau này.
                       Trong lòng Kra luôn mang theo hình bóng H Nhi và khẳng định đó là người yêu
               tiền kiếp của mình nhưng H Nhi không hay biết điều này. H Nhi xinh đẹp yêu Y Wen mà

               lại phải nối dây cùng anh rể. Trong hình dáng con khỉ, Kra đau khổ, cô đơn “Ngày H Nhi
               làm lễ nối dây là ngày buồn thảm nhất với tôi” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.39), “Nghĩ
               đến nàng tôi lại thấy khát. Khát cháy họng” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.41) Vì yêu H
               Nhi, Kra đã đi cùng nàng ra thành phố theo đoàn xiếc lại phải chứng kiến cảnh người
               mình yêu dan díu với trưởng đoàn xiếc, có bầu phải quay về nhưng không về buôn cũ mà
               vất vưởng ở lều chợ, sau đó là bên cạnh nghĩa địa của buôn. Kra đi theo H' Nhi tất cả các

               nơi mà nàng đến, đau đớn chứng kiến những cơ cực của cuộc đời nàng. Đó là tất cả
               những gì nó làm được cho người  mình  yêu  trong hình hài  một chú khỉ mà thực chất
               mang tâm hồn, tấm lòng của một người đang yêu. Đó cũng là nỗi đau mà nhân vật chỉ
               biết âm thầm chịu đựng khi không và không thể có cách gì để bày tỏ cùng ai được.
                       Tác giả đã rất thành công khi đặt điểm nhìn nghệ thuật vào nhân vật Kra. Vì là
               con khỉ nên cái nhìn của nó về thế giới của loài người khách quan hơn, trong trẻo hơn.
               Từ việc dời buôn cũ cho dự án thủy điện, nhường đất cho nông trường đến các cuộc họp
               bàn, cúng bến nước cho đến việc đấu tranh tập thể vì cái đói… “Hình như có tiếng cãi

               nhau, hình như có tiếng âm âm tức ngực (…) Hình như có chuyện! Núi Chư Mang dạo
               này đến nhiều chuyện lạ! Cái thủy điện không biết từ đâu đến nằm ngang con suối, giành
               hết nước hết cá, bây giờ lại cái nông trường giành đất trồng cây. Tôi từng nghĩ rằng
               vùng  Lòng  chảo  này,  thảo  nguyên  này  mênh  mông,  chân  người  đi  không  hết,  hóa  ra
               không phải thế, không hề như thế” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.42). Nó nghĩ như thế,
               cảm thấy thế vì nó vừa hiểu buôn Kroa hiện tại lại vừa là nhân chứng của thảo nguyên

               xưa. Việc này càng có sức biểu hiện lớn cho những thay đổi của thực tại. Hiện thực vùng
               thảo nguyên đã không còn như xưa, cuộc sống đang xáo trộn từng ngày. Thủy điện hay
               nông trường rất mơ hồ trong suy nghĩ của người dân nhưng tác động tức thời của nó lại
               làm họ khổ sở vì hết nước, hết cá, hết đất tốt để trồng trọt. Vì Kra chỉ là con khỉ lại có
               tiền kiếp là người của trăm năm trước nên nó thấy cái máy ủi là con quái thú “Con quái
               vật khực khực vài cái rồi đứng lại thật. Tôi thấy có một luồng lửa chạy qua trong đầu rồi
               chạy nhanh xuống ngực. Tim tôi thắt lại, bốc lửa ngùn ngụt. Tôi lao bổ vào con vật lạ,

               nhảy lên mình nó và la hét chí chóe” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.43-44). Nó đánh nhau
               với cái máy ủi để cứu già Âng. Nó yêu quý già Âng mà cái máy ủi lại làm hại già (theo
               cách hiểu của nó). Liệu điều này có tượng trưng cho cách nhìn của người Êđê bao đời
               quen cuộc sống hồn nhiên nay phải tiếp xúc với xã hội hiện đại?
                       Trong lốt khỉ, điểm nhìn của Kra về thế giới tình cảm tâm lí vừa chân thật lại vừa
               đớn đau. Yêu H' Nhi lại phải chứng kiến cảnh nàng nối dây với người khác, yêu người

               khác, rồi trở thành kẻ “bán trôn nuôi miệng”. Kra chứng kiến tất cả, đau với nỗi đau của
               H Nhi nhưng không thể nói cho nàng hiểu được, chỉ âm thầm chịu đựng một mình, âm
               thầm tìm mọi cách có thể để nàng đỡ khổ. Khi H' Nhi gặp nạn, nó bên cạnh nàng vì
               “Kiếp này, tôi sẽ theo nàng cho đến khi nhắm mắt, dù nàng không biết vì sao” (Nguyễn
               Văn Thiện, 2015, tr.178), “tôi còn biết đi đâu nữa, tôi sẽ ở với H' Nhi, ai có thể bỏ nàng
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95