Page 88 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 88

83

               vật; có thể là điểm nhìn không gian, thời gian hay điểm nhìn điểm nhìn bên trong, điểm
               nhìn bên ngoài…
                       3.2. Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết “Nƣớc mắt màu xanh thẫm” của
               Nguyễn Văn Thiện

                       3.2.1. Điểm nhìn tác giả - nhà thông thái
                       Nguyễn Văn Thiện đã sử dụng bút pháp hiện đại theo lối kể hiện thực pha lẫn
               huyền ảo để thể hiện nội dung tác phẩm. Tiểu thuyết “Nước mắt màu xanh thẫm” kể lại
               câu chuyện về số phận những con người Êđê tại buôn Kroa bên núi Chư Mang khi phải
               dời buôn đến nơi ở mới nhường đất cho việc xây dựng nông trường, xây đập thủy điện.
               Cũng từ đây, các điểm nhìn được mở ra.

                       Trước hết là điểm nhìn của tác giả - người kể chuyện. Trong tác phẩm, người kể
               đóng vai là người biết hết mọi việc, cho độc giả thấy những những gì đang diễn ra “Cuối
               mùa khô năm đó, buôn Kroa bỗng xôn xao vì những tin đồn.” (Nguyễn Văn Thiện, 2015,
               tr.7) “Rồi nỗi lo của người Kroa cũng đến. Mấy chục nóc nhà phải dời vào bên kia suối
               để lấy mặt bằng xây dựng thủy điện.” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.8). Kiểu điểm nhìn
               này tạo cho người đọc tin tưởng vào những gì sẽ diễn ra và tiếp tục với từng trang tiểu
               thuyết. Từ một buôn làng đang yên ả với con suối mát lành quanh năm, đất đai trồng trọt
               lâu đời bỗng phải di dời để nhường chỗ cho nhà máy thủy điện và nông trường, cả buôn

               Kroa nhốn nháo. Ngươi ta lo lắng hỏi nhau, bao nhiêu cuộc họp diễn ra, bao nhiêu lưu
               luyến, lo âu…Và cuối cùng cũng phải chuyển đến buôn mới, dân Kroa phải đối mặt với
               bao khó khăn, từ đất trồng đến nguồn nước rồi cái đói. Ở đó xuất hiện số phận từng con
               người. Một đôi trẻ yêu nhau (Y Wen và H' Nhi), xứng đôi vừa lứa không đến được với
               nhau, cô gái phải nối dây với anh rể vì chị gái mất, sau đó là chuỗi ngày khổ cực, nhục
               nhã khi cô phải rời buôn làng ra phố rồi trở về làm cái việc bán thân để nuôi đứa con

               không có bố. Chàng trai trở thành buôn trưởng nhưng rồi bị gọi là Fulro vì bỏ buôn đi
               biệt tích. Là già Âng, người giữ hồn buôn làng sống một mình cùng con khỉ Kra, là Ma
               Noi người trưởng buôn đầy lo âu và trách nhiệm, là những đứa trẻ mồ côi lầm lũi tội
               nghiệp…    Buôn  làng  biến  động  vì  ảnh  hưởng  lối  sống  hiện  đại  từ  bên  ngoài.  Tất  cả
               những việc này được kể lại rành mạch nhờ điểm nhìn tác giả ngôi thứ ba. Suốt những
               trang văn, người đọc nhận thấy có một người kể chuyện thông thái dẫn dắt họ trong từng
               sự việc. “Những mùa nắng mùa mưa nối tiếp nhau đi qua núi Chư Mang. Và rồi đói, đói

               thật” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.48), “Vùng Lòng chảo nằm ngoài rìa bình nguyên Ea
               Súp vốn là một thung lũng bị chia cắt bởi dòng Sêrêpốc hung dữ” (Nguyễn Văn Thiện,
               2015, tr.62), “Có những thay đổi có thể nhìn thấy bằng mắt nhưng cũng có những đổi
               thay không dễ nhìn thấy” (Nguyễn Văn Thiện, 2015, tr.160)….
                        Tuy nhiên, điểm nhìn tác giả bộc lộ rõ như thế chỉ xuất hiện phần đầu tác phẩm,
               còn sau đó, những sự kiện của tác phẩm được kể chủ yếu từ góc nhìn của một nhân vật

               khác cũng có mặt từ đầu đến cuối tác phẩm.
                       3.2.2. Điểm nhìn nhân vật – con khỉ Kra
                       Kra là con khỉ được già Âng nuôi nấng từ nhỏ khi khỉ mẹ bỏ lại. Già Âng sống
               một mình, nuôi Kra chăm nó như con, dự định khi nó lớn sẽ cho về rừng nhưng rồi già
               giữ lại vì rất gắn bó với nó. Kra trở thành một thành viên thực sự của buôn Kroa.
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93