Page 83 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 83

78

                    sợ Thượng đế
                    sợ con người

                    Tôi không còn gì để sợ”

                                         (“Tự do của Kazantzakis”) (6)
                    Có thể nói đây là trạng thái sống mang ý nghĩa phổ quát, không phải  là nỗi
            niềm của một con người cụ thể ở một quốc gia cụ thể mà là vấn đề thân phận của con người
            nói chung ở mọi nơi trên khắp thế giới này.
                           Không chỉ cảm nhận về sự lưu đày của kiếp người, bóng dáng của Kafka
            còn đặc biệt đậm nét trong quan niệm về hiện thực của Trương Đăng Dung. Hiện thực

            trong thơ Trương Đăng Dung cũng mang tính hai mặt, là sự trộn lẫn những gam màu
            thực và mộng. Đó là một thứ hiện thực vừa là nó, vừa không phải là nó, một thứ hiện
            thực trong mơ, kết tinh từ sự tưởng tượng. Ngay nhan đề của tập thơ cũng đã gợi nên tính
            hai mặt của hiện thực: “Kỷ niệm” là cái đã xảy ra trong thực tế. Vậy tại sao lại là Những
            kỷ niệm tưởng tượng? Phải chăng những điều trông thấy, những kỷ niệm đó quá khủng
            khiếp và phi lí như thể chỉ có trong tưởng tượng?
                    Tôi chia sẻ với những nhận định của nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm khi cho
            rằng “Không thể không nhận ra những ảnh hưởng một cách sâu đậm tinh thần của triết

            học hiện sinh trong thơ Trương Đăng Dung. Nhưng điều đó dường như chỉ là một yếu tố
            chi phối đến sáng tác thi ca. Tinh ý hơn, từ góc độ thực hành nghệ thuật, Hiện tượng
            luận đặt trong bối cảnh đầy bi đát của chủ nghĩa hiện đại mới là điều Trương Đăng
            Dung lựa chọn cho chiến lược phát ngôn của mình…”(7). Con người trong thơ Trương
            Đăng Dung trần trụi trong tình thế tồn tại, trong chính thân phận của mình:
                    “Người đàn bà đẩy chiếc xe lăn

                     lần thứ mười ba đưa chồng vào bệnh viện
                     đêm dài hơn ngày
                     ngày dài hơn con đường đã đi
                     nỗi buồn của chị
                     cũ hơn tháng ngày”
                    (Ghi chép mùa hè) (8)
                    Hay:

                    “Những đám tang không hòm
                     chân người chết thò ra khỏi chiếu
                     những người mẹ bị thương ruột lòi ra ngoài
                     vẫn ôm con nhảy xuống hầm, tranh nhau chỗ ngồi với rắn
                     và những cánh tay trẻ thơ bom hất lên cành cây vắt vẻo
                     bên loa phóng thanh đang hát điệu à ơi…”

                    (“Những kỷ niệm tưởng tượng”) (9)
                    Con người trong thơ Trương Đăng Dung thường khắc khoải về nỗi cô đơn bất
            hạnh của loài người trong thời đại mất Chúa:
                    “Thế rồi Chúa đi, tôi chưa biết mặt Người…
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88