Page 82 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 82
77
những người khiếm thính cầm loa đuổi theo.
Tôi chạy trên đại lộ không người
những chiếc xe lăn chất đầy chân giả đuổi theo
những chiếc xe nôi chứa đầy mắt trẻ em đuổi theo.
Tất cả áp sát tôi
tôi nói, họ không hiểu
họ nói, tôi không hiểu.
Đêm bất ngờ ập xuống
tôi không nhìn thấy họ
họ không nhìn thấy tôi.
Tôi gọi em
dưới đáy sông
một ngôi nhà mở cửa.”
(Ác mộng)(4)
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người “bị săn đuổi”, anh ta cố chạy thoát
khỏi sự săn đuổi, nhưng khắp nơi, mọi phía đều tiềm tàng những mối đe dọa, áp sát
vào đè bẹp anh. Cứu cánh cuối cùng đó là “em”, em ở trong một ngôi nhà mở cửa
nhưng nằm “dưới đáy sông”. Đời sống có những lúc đáng sợ đến vậy, mọi thứ xung
quanh trở thành mối đe dọa tước đoạt khả năng tồn tại, khả năng sống của con người.
Ác mộng không phải là chuyện mộng mị hoang đường, ác mộng mà Trương Đăng
Dung mô tả là hiện sinh của con người trong thế giới tha hóa và bất an. Điều dễ nhận
thấy là càng về cuối tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” cũng như trong những bài
thơ in trên các tạp chí gần đây của Trương Đăng Dung, hình ảnh biến dạng hoang
đường càng được sử dụng nhiều hơn. Có lẽ vì càng sống nhiều, càng trải nghiệm và
thấu hiểu lẽ đời thi sĩ càng thấy bất an trước thế giới. Sử dụng motif biến dạng,
Trương Đăng Dung đã gợi tả một thế giới tha hóa, biến dạng trầm trọng, qua đó cũng
khám phá ra bản chất của nỗi sợ. Đọc lại bài thơ “Ác mộng”, có thể thấy rất rõ mối đe
dọa kẻ trốn chạy ác mộng không phải là từ thế giới tự nhiên mà chủ yếu từ thế giới
con người: “những người khiếm thị”, “những người khiếm thính”,“những chiếc xe
lăn chất đầy chân giả”, “những chiếc xe nôi chất đầy mắt trẻ thơ”, nỗi sợ đến từ
“họ” (“Tất cả áp sát tôi/ tôi nói, họ không hiểu/ họ nói, tôi không hiểu/tôi không nhìn
thấy họ/họ không nhìn thấy tôi.”), đến từ một ngôi nhà mở cửa “dưới đáy sông”…
Cho nên nỗi sợ trong thơ Trương Đăng Dung chính là “nỗi lo sợ con người” trong xã
hội mà “nền tảng của nó là sự tha hóa giữa con người với con người”(5) như nhận
định của nhà thơ về Kafka trong bài viết “Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka”.
Trong bài thơ mới nhất của Trương Đăng Dung, bài “Tự do của Kazantzakis”, có
những câu thơ thể hiện tư tưởng nhất quán đó của ông về trạng thái tồn tại người:
“Tôi sợ Thiên nhiên