Page 85 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 85
80
Ở Tokyo nữ phát thanh viên truyền hình
không có miệng
huơ tay chào khán giả…
Khắp nơi, những đôi mắt
dính trên cổ những người không có mặt
những tiếng kêu
phát ra từ miệng những người không có cổ
những bàn chân
càng bước càng lún sâu vào đất”
(“Giấc mơ Kafka”)(13)
Ấn tượng từ hai bài thơ chính là hệ thống thi ảnh kì lạ, nhuốm màu sắc huyền
thoại. Trước hết là hệ thống những hình ảnh dị hình, biến dạng của thế giới con người:
“những người dị dạng”, “những bóng ma thọt chân”, “những đội quân không mũ tay
súng tay đao chân bước thụt lùi” (“Chân trời”); “nữ phát thanh viên truyền hình không
có miệng”, “những người không có mặt”, “những người không có cổ”… (“Giấc mơ của
Kafka”). Thứ hai là những hình ảnh mang đầy tính phi lí, nó như sự lộn trái của thế giới
thực tại không tuân thủ trật tự thông thường của thế giới người: “những con voi nhảy từ
tầng mười một xuống sông cứu những con chim sẻ”, “người nằm ngáp”, “trâu xếp hàng
mua cỏ”, “những thiếu phụ da vàng chơi với hổ trên những quảng trường ngập
nước”…(“Giấc mơ của Kafka”). Câu kết của bài thơ này: “những bàn chân/ càng bước
càng lún sâu vào đất” đã gợi nên cái không khí ác mộng mà Trương Đăng Dung từng
viết về sáng tác của Kafka “Con người chạy trốn khỏi nỗi kinh hoàng mà chân thì cứ
bám vào đất, càng cựa quậy càng lún sâu xuống hơn” (14). Trong thế giới nghệ thuật
của Trương Đăng Dung, con người chỉ còn là một sinh thể mong manh, trần trụi và lạc
lõng, bị biến dạng, dị hình đến thảm hại.
Cái ám ảnh người đọc chính là những hình ảnh, những chi tiết thơ đặc sắc của
Trương Đăng Dung được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị. Nhà thơ không chủ trương mỹ
miều hóa ngôn từ. Tư tưởng tự nó tìm thấy hình thức thể hiện bằng những hình ảnh đầy
sức ám gợi và giàu tính biểu tượng. Có thể nói về một thủ pháp tối giản ở Trương Đăng
Dung, đúng như Nguyễn Thanh Tâm đã viết: “Trường thẩm mỹ của Trương Đăng Dung
tinh đọng hơn chính nhờ năng lực biểu tượng hóa, khái quát hóa. Năng lực này đã tinh
giản các yếu tố không cần thiết để thơ hiện ra nhẹ nhàng, thanh thoát, kiệm lời mà ý tình
vẫn sâu kín, ắp đầy”(15). Cũng như Kafka, trong thơ Trương Đăng Dung có một thế
giới “hiện thực - hình ảnh” giúp nhà thơ chuyển tải cảm quan về thế giới trong những
chiều kích đời thường mà huyền thoại của nó. Đó là hình ảnh một thế giới tật nguyền phi
lí (“những đôi mắt dính trên cổ người không có mặt”, “người không có cổ”…); hình ảnh
một thế giới bị chấn thương, mất mát, bạo lực và phi nhân bản (“máu người nhuộm đỏ
thánh kinh”,“thịt người trộn vào rau quả”, “những nhà thơ chống nạng đứng cười trước
những con trâu mông dính đầy mạng nhện”); hình ảnh của những giới hạn mà con người
phải đối mặt trong thế giới cô đơn, xa lạ (“những bức tượng có mặt khắp nơi”, “những
người đàn bà đi hàng dọc”,…), hình ảnh của cái chết (“Đêm đêm anh vẫn nghe lũ quạ/