Page 87 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 87
82
ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
“NƢỚC MẮT MÀU XANH THẪM” CỦA NGUYỄN VĂN THIỆN
GVC. ThS. Hoàng Thị Thúy
Tóm tắt
Điểm nhìn nghệ thuật là một phương diện quan trọng tạo nên thế giới nghệ thuật
của tác phẩm. Trong tiểu thuyết “Nước mắt màu xanh thẫm” của Nguyễn Văn Thiện, tác
giả đã sử dụng linh hoạt các kiểu điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn của tác giả và điểm
nhìn của nhân vật – con khỉ Kra. Trong đó, điểm nhìn của khỉ Kra đóng vai trò chủ đạo
để tác giả thể hiện nội dung tác phẩm. Điểm nhìn này bao quát cả quá khứ, hiện tại và
tương lai. Đây là một sáng tạo độc đáo của tác phẩm, góp phần tạo nên sức hấp dẫn với
bạn đọc cũng như hé lộ cái tâm của người viết đối với con người và lịch sử vùng lòng
chảo Chư Mang.
Từ khóa: Tiểu thuyết, điểm nhìn, “Nước mắt màu xanh thẫm”, Kra, Chư Mang…
1. Mở đầu
Tiểu thuyết “Nước mắt màu xanh thẫm” của Nguyễn Văn Thiện (NXB Hội Nhà
văn, 2015) là “một trong vài cuốn sách đáng đọc nhất của văn xuôi Tây Nguyên trong
khoảng 10 năm lại đây” (Đặng Bá Tiến, 2016). Làm nên sự thành công đó, tác giả đã có
sự đầu tư đáng kể trên nhiều phương diện nghệ thuật, trong đó, nổi bật có thể kể đến
điểm nhìn của tác phẩm.
2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điểm nhìn tác giả trong tiểu thuyết “Nước mắt màu xanh thẫm”.
- Nghiên cứu điểm nhìn nhân vật (khỉ Kra) trong tiểu thuyết “Nước mắt màu xanh thẫm”.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích những biểu hiện của điểm nhìn
trong tác phẩm, tổng hợp để đánh giá vai trò của điểm nhìn trần thuật.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại các kiểu điểm nhìn trong
tác phẩm.
- Phương pháp so sánh: So sánh vai trò của các điểm nhìn nghệ thuật trong việc
thể hiện quan điểm, đánh giá của tác giả với hiện thực được phản ánh qua tác phẩm.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khái niệm điểm nhìn nghệ thuật
Văn bản nghệ thuật phải truyền đạt được điều tác giả muốn nói tới người đọc.
Điều này sẽ chi phối việc sáng tạo các nhân vật, sự kiện, tình huống… trong tác phẩm.
Dù muốn dù không, người viết luôn phải có một điểm nhìn, một chỗ đứng để thể hiện thế
giới nghệ thuật đó. Đó chính là điểm nhìn của văn bản nghệ thuật (điểm nhìn nghệ thuật).
Điểm nhìn nghệ thuật là một phạm trù của thi pháp học. Nói như Trần Đình Sử, “Điểm
nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách
cảm thụ thế giới của tác giả” (Trần Đình Sử, 1998; tr.149). Văn bản nghệ thuật có nhiều
kiểu điểm nhìn. Có thể là điểm nhìn người trần thuật, điểm nhìn tác giả hoặc của nhân