Page 81 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 81

76

                     những chú chuột ăn cắp tã của ta làm áo choàng vào bệnh viện
                     chúng sờ lên mặt ta tìm môi ta liếm liếm
                     rồi chúng ra đi ta hồi hộp nằm chờ.
                    Chúng ta lớn lên cùng nhau ăn thịt chó

                     cùng nhau thấy những con trâu vừa kéo cày vừa đái bừa xuống ruộng
                     cùng nhau thấy những gái điếm ngủ dọc bờ sông đầu gục xuống
                     và những chuyến tàu chở đầy ắp vũ khí
                     trên nóc toa là trẻ nhỏ người già…”
                    (“Những kỉ niệm tưởng tượng”) (2)
                    Những ám ảnh hiện sinh đó đưa thơ Trương Đăng Dung đến gần với những cảm

            nhận về “thế giới mất Chúa” của văn học phương Tây hiện đại, đặc biệt là của Kafka.
            Người đọc có thể cảm nhận có sự gần gũi giữa những cảm nhận về thế giới trong sáng
            tác của Kafka và những vần thơ đầy sức ám ảnh của Trương Đăng Dung. Đó là thế giới
            của nỗi sợ hãi, lo âu trước thực tại phi lí mà con người phải đối mặt trong cô đơn và bất
            lực:
                    “Bom nổ ở một Thánh đường Hồi giáo
                    máu người nhuộm đỏ sách Kinh
                    bom nổ ở chợ Bagdad

                    thịt người trộn vào rau quả
                    những người đàn bà choàng khăn đen lăn lộn
                    không thấy những kẻ gây tội ác
                    chỉ thấy những nạn nhân
                    và những người ngồi xem nỗi đau qua màn ảnh nhỏ”
                                                (“Ghi chép hè 2009”) (3)

                    Còn gì đáng sợ hơn khi ở những nơi tôn nghiêm nhất (Thánh đường), trên những gì
            linh thiêng nhất (sách Kinh), ở những nơi nhộn nhịp nhất (Phiên chợ Bagdad) lại phơi ra
            những cảnh tang thương khốc liệt nhất (Bom nổ, máu nhuộm đỏ, thịt người trộn vào rau củ,
            những người đàn bà choàng khăn đen lăn lộn…). Chúng ta đang sống trong một thế giới mà
            kẻ gây ra tội ác lại là những kẻ giấu mình, không ai thấy, chỉ còn lại là nỗi đau của con người
            trong cuộc và sự bất lực của con người “ngồi xem nỗi đau qua màn ảnh nhỏ”.
                    Thơ Trương Đăng Dung cho người đọc cảm nhận cái không khí ác mộng thường

            thấy trong thế giới nghệ thuật của Franz Kafka, nơi con người bị săn đuổi, bị bủa vây:
                    “Tôi chạy trên bức tường dựng đứng
                    những con nhện đen đuổi theo
                    những con thằn lằn đen đuổi theo.

                    Tôi chạy trên cánh rừng ngập nước

                    những con hổ không da đuổi theo
                    những con rắn không đầu đuổi theo.

                    Tôi chạy trên cánh đồng bỏ hoang
                    những người khiếm thị ôm súng đuổi theo
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86