Page 80 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 80
75
“CHẤT KAFKA” TRONG THƠ TRƢƠNG ĐĂNG DUNG
GVS. TS. THÁI THỊ HOÀI AN
Franz Kafka (1883-1924) là một nhà văn vĩ đại của văn học nhân loại với những
sáng tác độc đáo, có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất thế kỉ XX . Ở Việt Nam, sự ảnh hưởng
của Kafka không chỉ trong văn xuôi mà còn ở thơ ca hiện đại. Tập thơ Những kỷ niệm
tưởng tượng của Trương Đăng Dung là một trong những hiện tượng như vậy. Là tập thơ
đầu tay, được Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2011, Những kỷ niệm tưởng tượng của
Trương Đăng Dung thể hiện một tinh thần sáng tác khác lạ, với nhiều trăn trở hiện sinh,
ghi dấu những trải nghiệm của nhà thơ về các nên văn hóa, văn học ở châu Âu, nơi ông
từng học tập, nghiên cứu. Trương Đăng Dung đã dịch tiểu thuyết Lâu đài của Franz
Kafka và các tác phẩm triết học, mĩ học của Heidegger và Lúkacs, đồng thời là tác giả
của một trong những bài viết sâu sắc nhất về thế giới nghệ thuật của Franz Kafka. Trong
phần trả lời phỏng vấn của đài VOV2 ngày 18/2/2015, Trương Đăng Dung khẳng định
chính những sáng tạo độc đáo của Franz Kafka qua tiểu thuyết Lâu đài đã “đánh thức
những điều sâu xa nhất chưa được gọi tên” trong thế giới tinh thần của nhà thơ, chính vì
vậy ông cảm thấy sự “gần gũi đến kì lạ” (1) với Franz Kafka.
Cái không khí ác mộng xuất hiện trong tác phẩm của Kafka khi con người bị đặt
vào một tình huống mà mình không thể làm chủ, không thể kiểm soát chính là nguồn gốc
của nỗi bất an, lo sợ của con người trước thế giới. Trong tác phẩm của mình, Kafka
thường để nhân vật rơi vào những cảnh ngộ trớ trêu, hài hước bất ngờ hoặc bị các thế lực
vắng mặt chi phối. Nhân vật cố gắng hòa nhập hoặc cố gắng thoát ra khỏi tình huống trớ
trêu của mình nhưng không thể, rốt cuộc chỉ loay hoay mãi trong thế giới đó. Các tác
phẩm của Kafka đều được xây dựng trên một bối cảnh như vậy từ truyện ngắn “Một thầy
thuốc nông thôn”, truyện vừa “Hóa thân” cho tới các tiểu thuyết “Vụ án”, “Lâu đài”
“Nước Mỹ”.
Bối cảnh “kiểu Kafka” được Kafka xây dựng từ một kiểu hiện thực hai mặt, là sự
hòa trộn giữa những yếu tố hiện thực và phi hiện thực, giữa cái thực với cái kì lạ hoang
đường, vừa là nó, vừa không phải là nó.
Đọc thơ Trương Đăng Dung, có thể nhận thấy rất rõ quan niệm, cách nhìn thế giới
đầy chất Kafka. Bằng những cảm nhận tinh tế, Trương Đăng Dung đưa đến cho người
đọc những trải nghiệm về thân phận con người, về sự tồn tại phi lí, về trạng thái lưu đày
của con người trong thế giới đã bị bóc dần đi những mặt thánh thiện tốt đẹp của nó. Nhan
đề “Những kỷ niệm tưởng tưởng” phần nào đã mở ra một thế giới như thế. Những kỷ
niệm trong thế giới thơ Trương Đăng Dung không phải là những kỷ niệm đẹp, mang màu
sắc huyền ảo của những trang cổ tích mà là một thứ kỷ niệm khủng khiếp, trần trụi và
đầy sức ám ảnh. Đó là thế giới của ác mộng, phi nhân, phi lí như thể chỉ có trong tưởng
tượng. Trong thơ Trương Đăng Dung, người đọc luôn thấy ẩn hiện một gương mặt trữ
tình - một kẻ bị lưu đày với những ám ảnh hiện sinh về thời gian ngắn ngủi của kiếp
người, về nỗi cô đơn và cái chết.
“Đêm đầu tiên ta nghe những tiếng động đầu tiên