Page 95 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 95

90

            và dạy luân lí bằng cách bày tỏ sự thật, bằng cách phân tích tâm lí con người, phanh
            phui những động cơ, những tiến triển của tội ác để người đọc nhận ra mà né tránh (…)
            Tác giả muốn làm một giáo sư giảng đạo đức” [3, tr.47].
                    Trương Tửu mở rộng vấn đề hơn, ông cho rằng Hoàng Ngọc Phách thực sự đã

            không  thực hiện được dụng ý của mình: “Ông Song An mượn cái thảm trạng của Đạm
            Thủy và Tố Tâm để bày ra cái nguy hiểm của ái tình trong phạm vi xã hội lúc ông viết
            truyện. Ông thấy rằng nếu lòng gia quyến còn mãnh liệt thì vương vào ái tình chỉ chuốc
            lấy nỗi đau lòng. Nhưng ông quên rằng ái tình đến vì nó phải đến, không sức gì ngăn cản
            được” [3, tr.47]. Thiếu Sơn, nhà phê bình đương thời khẳng định: “Ông cố đem truyện Tố
            Tâm mà răn đời đừng mắc míu vào ái tình, đừng lạm dụng văn chương tư tưởng mà làm

            việc cho ái tình”. Nhưng Thiếu Sơn cũng chỉ ra cái sự phản tiếp nhận ở độc giả đối với
            Tố Tâm: “Cái ái tình ở truyện Tố Tâm là cái ái tình lắt léo, vụng thầm, nó đã được sống
            ở ngoài tình vợ chồng mà lại kết quả đến giết người mất mạng. Và gần đây có mấy cô
            thiếu nữ vì thất tình mà tự vẫn, mấy người lại còn đổ tội cả cho cái ảnh hưởng của những
            tiểu thuyết tình, mà Tố Tâm này là một” [5, tr.42]. Điều này khiến cho chính tác giả của
            nó phải phàn nàn: “Truyện Kiều mà người ta còn chê là “dâm thơ” thì sách Tố Tâm khỏi
            sao chẳng thành ra “vô đạo”?” [14, tr.193].
                    Về thái độ của độc giả đối với tác phẩm, nam nữ thanh niên thì ca ngợi nhưng các

            cụ lại chê bai  mạt sát. Lý giải hiện tượng này, Phan Cự Đệ chỉ ra: “Hai thái độ trái
            ngược đó đều xuất phát từ một nguyên nhân: tác giả khuyên răn thanh niên không nên
            đắm say vào ái tình nhưng thực sự đã ca ngợi mối tình tự do, ngoài lễ giáo phong kiến
            giữa Tố Tâm và Đạm Thủy.” [4, tr.15]. Như vậy, ở Tố Tâm, chúng ta thấy có sự mâu
            thuẫn giữa chủ đích sáng tác của Hoàng Ngọc Phách và ảnh hưởng của tác phẩm, sự tiếp
            nhận của độc giả đối với cuốn sách, được biểu hiện thông qua mối xung đột của diễn

            ngôn cá nhân và diễn ngôn truyền thống.
                    2. Nội dung nghiên cứu
                    2.1. Chủ đích sáng tác của Hoàng Ngọc Phách và diễn ngôn truyền thống
                    Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chứng kiến sự ra đời của giai cấp tư sản, tiểu tư
            sản thành thị với những yêu cầu mới về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ của nó. Ý
            thức hệ tư sản bắt đầu mâu thuẫn với ý thức hệ phong kiến. Nhưng giai cấp tư sản lúc
            bấy giờ còn non yếu, trong khi đó, thế lực của giai cấp phong kiến vẫn còn mạnh, lại

            được thực dân Pháp củng cố. Hoàng Ngọc Phách là một trí thức Tây học nhưng ông vẫn
            chịu ảnh hưởng sâu sắc truyền thống văn hóa phương Đông: “Ông Hoàng Ngọc Phách,
            cũng như những nhân vật trong truyện, đã bị khuôn vào những tư tưởng của thời đại
            mình, nên quá nô lệ những thành kiến cổ hủ” [2, tr.146]. Ông là nhà văn đầu tiên ở Việt
            Nam vận dụng tâm lý học để phân tích, mổ xẻ, mô tả sự tinh vi, phức tạp trong tâm hồn,
            tính cách nhân vật, nhưng đồng thời, ông vẫn bảo lưu những tín điều nặng nề của Nho

            giáo, như đề cao “trung”, “hiếu”, coi trọng “ảnh hưởng mầu nhiệm của gia đình”. Năm
            1943, khi được Lê Thanh phỏng vấn, Hoàng Ngọc Phách đã khẳng định chủ đích của ông
            khi viết Tố Tâm: “Trong quyển Tố Tâm, tôi muốn bày ra cái ảnh hưởng mầu nhiệm của
            gia đình. Người trong truyện vẫn hiểu cái ý nghĩa hi sinh đối với cha mẹ. Như thế là điều
            hay”. Ông giải thích về “trung”, “hiếu”: “Người ta có hi sinh được với nhà mới tận tụy
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100