Page 101 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 101
96
thái độ “sống chết” với tình yêu của Tố Tâm, đồng thời tố cáo chế độ hôn nhân sắp đặt
đã vùi dập quyền được hạnh phúc của cá nhân.
Tính cách của Đạm Thủy tiêu biểu cho cấu trúc nam tính trong quan niệm về tình
yêu. Nếu người phụ nữ xem tình yêu là giá trị tối thượng, tự khước từ mình hoàn toàn để
dâng hiến cho người yêu; thì người đàn ông là chủ thể tối thượng. Là chủ thể, người đàn
ông thích khẳng định “cái tôi” của mình qua ảnh hưởng của chàng đối với người bạn gái.
Đạm Thủy chiếm được gần như hoàn toàn tinh thần và tình cảm của người con gái yêu
mình: “Nàng chịu ảnh hưởng của tôi rất mạnh (…) Tôi yêu gì là nàng yêu, tôi ghét gì là
nàng ghét, tôi bảo nàng gì nàng cũng nghe, tôi cấm nàng gì nàng cũng chịu (…) thành
ra tôi chủ trương được lòng nàng, được tính tình và tư tưởng của nàng cả” [11,
tr.78]. Chàng tự đắc khi thấy một người con gái đẹp vì yêu mình mà phải khổ, điều này
khiến giá trị của chàng được khẳng định: “tôi thấy hai bàn chân trắng của nàng giẫm vào
chỗ bùn lầy đen xám, mà tôi chạnh nghĩ đến mấy cành hoa rất đẹp rơi xuống đống rác ở
gốc cây (…) thành động lòng thương nàng; nhưng trong lòng lại nảy ra cái tự đắc là đôi
bàn chân ngọc ngà do đã yêu tôi mà phải bùn lầy” [11, tr.81]. Đối với tình yêu, chàng
hay dùng óc duy lý để phân tích cặn kẽ. Đạm Thủy thấy trong lòng mình“ái tình lấn
mãi”, muốn tìm hiểu rõ nguồn cơn để “lấy lại tấm lòng” nhưng đành thừa nhận: “Cái yêu
cái ghét chính ở trong lòng người ta (…) ta không thể bảo được, mà cũng không ai bảo
được (…) cho nên đã yêu là yêu, đã ghét là ghét” [11, tr.68]. Tình yêu chân thực là cảm
xúc từ trong lòng người mà phát ra, trừ phi thánh nhân, phàm người thường, khó lòng
dập tắt được. Vì thế Đạm Thủy “đã hết sức đè nén mà không sao được”, phải cảm thán:
“Ôi nhân tâm! Ôi tạo vật! Nhờ ai giải hộ cái yêu cái ghét ở đời cho lòng người ta khỏi vì
ghét vì yêu mà sướng khổ” [11, tr.68]. Tình yêu là thuộc tính tự nhiên của con người, con
người được sống với cảm xúc yêu đương chân thực của mình là điều hợp tự nhiên. Đạm
Thủy và Tố Tâm khi ở bên nhau đều thấy “lòng khoan khoái vô hạn”, quên hết những
cảnh khổ ở đời: “bao nhiêu những thường tình eo hẹp, những thảm cảnh lôi thôi, bao
nhiêu những tiếng khóc, câu cười, đường danh, mối lợi ở chốn phồn hoa đã chìm đắm
đâu mất cả”. Trước mắt họ là cảnh “khói hương của ái tình đương nghi ngút” khiến cho
“hai người tương tri đó tưởng là đôi chim nhạn đương cùng nhau tung trời mà bay” [11,
tr.86]. Hai người đã yêu nhau đến giai đoạn không thể rời xa nhau được nữa. Thế nhưng
bức tường luân lý dựng lên, bắt họ phải “biết điều phiền” mà “buông nhau ra”, đẩy họ
đến chỗ đau khổ, tuyệt vọng: “Tôi nghĩ đến nhời từ biệt của nàng thì tôi tưởng tượng ra
sau lưng tôi giời đất tụt xuống mà thành ra một vùng tối thăm thẳm, tôi đứng giữa bãi sa
tràng (…) sợ cái khoảng không mịt mù lạnh lẽo trước mình vậy” [11, tr.106].
Tố Tâm sau khi vâng lời mẹ, lấy một người mà mình không yêu, nàng đã trở nên
“vô hồn, làm gì hỏng nấy, nói xong lại quên, tiền cầm trong tay mà kêu mất, áo để bên
cạnh mà đi tìm”. Đành rằng, Tố Tâm chết chưa phải do thế lực bên ngoài. Con người cá
nhân trong truyện chưa nhận thức được kẻ thù của mình đằng sau lớp sơn đạo đức nhân
nghĩa, để đứng lên đòi tự do, nhưng ở Tố Tâm đã có cái “mầm mống” sẽ phát triển thành
Mai (Nửa chừng xuân), Loan (Đoạn tuyệt) của Tự lực văn đoàn sau này. Cái chết của Tố
Tâm đã để lại trong lòng Đạm Thủy một vết thương sâu hiểm: “Nhưng anh nên biết rằng
một việc như Tố Tâm đối với tôi không thể mất tích được, vì lòng tôi đã bị thương thì còn