Page 195 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 195

190


                       THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA SINH VIÊN
                                  NGÀNH NGỮ VĂN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN


                                                                                                    ThS. Nguyễn Thị Kim Hồng

                                                            TÓM TẮT
                      Thực tiễn cho thấy hiện nay, một bộ phận sinh viên ngành Ngữ văn khi học tập các
               tác phẩm văn học trong chương trình đào tạo còn nhiều hạn chế về năng lực cảm thụ tác
               phẩm. Bài viết nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực cảm thụ văn học nhằm đưa ra
               những biện pháp phù hợp góp phần nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho
               sinh viên ngành Ngữ văn trường ĐH Tây Nguyên. Đồng thời, qua việc nâng cao năng lực

               cảm thụ văn học cũng là góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, kết quả học tập các
               học phần văn học cho sinh viên ngành Ngữ văn trường ĐH Tây Nguyên.
                       Từ khóa: năng lực, cảm thụ văn học.
               1. MỞ ĐẦU
                      Khi đọc văn bản văn học, một trong những điều quan trọng là phải có được sự cảm
               thụ sâu xa về nội dung của tác phẩm văn học. Bởi vì cảm thụ văn học là cảm nhận những

               giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật, sâu sắc, tế nhị, đẹp đẽ của văn học được tác giả gửi
               gắm trong từng văn bản được thể hiện qua ngôn từ nghệ thuật. Cảm thụ văn học trước hết
               là hoạt động nhận thức về ý nghĩa của tác phẩm văn học. Bài báo này tìm hiểu về thực
               trạng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học của sinh viên để đưa ra những định hướng phù
               hợp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho sinh viên ngành Ngữ văn Trường ĐH
               Tây Nguyên, từ đó góp phần phát triển về khả năng chuyên môn, nâng cao năng lực phân
               tích tác phẩm văn học cho sinh viên ngành Ngữ văn Trường ĐH Tây Nguyên.

               2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
               2.1.  Nội dung nghiên cứu
                       - Một số vấn đề lý luận chung về cảm thụ văn học.
                      - Khảo sát và phân tích năng lực cảm thụ văn học của sinh viên ngành Ngữ văn
               Trường Đại học Tây Nguyên. Đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn
               học cho sinh viên ngành Ngữ văn.

               2.2  Phương pháp nghiên cứu
                      Chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
                      - Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu nội dung lí luận về phương pháp giảng dạy văn học
               và rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học.
                      - Nghiên cứu điều tra, khảo sát: Khảo sát mức độ hiểu biết và kiến thức về tiếp
               nhận, cảm thụ văn học của sinh viên ngành Ngữ văn.
                      - Phương pháp thống kê: được sử dụng để xử lí số liệu bằng phần mềm.
   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200