Page 199 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 199

194


                các em có những nhận thức tốt về văn học và cuộc sống, biết cách đọc các tác phẩm nghệ
                thuật, nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ thuật, hình thành một số kỹ
                năng trong phân tích, đánh giá tác phẩm. Trần Đình Sử cho rằng: “Tiếp nhận tác phẩm

                là cụ thể hóa, hiện thực hóa tác phẩm trong trí tưởng tượng, là đối thoại liên tục với tác
                giả trên mọi lĩnh vực, là quá trình chờ đợi, thắc mắc, giải đáp, trong tiếp nhận người đọc
                có thể gặp gỡ với tác giả, nhưng có thể cách xa, rất xa so với tác giả” [16, tr.154]. Cuốn
                sách cũng trình bày mối quan hệ giữa nhà văn - tác phẩm - độc giả trong nghiên cứu văn
                học. Quá trình cảm thụ văn học chính là việc đảm bảo hiệu quả nhất mối quan hệ giữa
                nhà văn - tác phẩm - bạn đọc.
                      Trong Văn xuôi Việt Nam sau 1975, NXB ĐHSP, 2015 Nguyễn Thị Bình đã nghiên
                cứu  bước  ngoặt  trong  hệ  hình  ý  thức  của  nhà  văn,  đánh  giá  tính  đối  thoại  trong  tác

                phẩm. Việc tiếp nhận văn học cũng là một cách để độc giả đối thoại với nhà văn trong
                tác phẩm. Tác giả cũng trình bày cụ thể về mối quan hệ giữa nhà văn với công chúng,
                mối quan hệ giữa nhà văn với chính mình: “Người đọc tìm đến văn học không phải để
                được giáo huấn một cách thụ động mà là để được cùng bàn luận, đối thoại với nhà văn...
                Mặc nhiên xuất hiện quan hệ “cung - cầu”, quan hệ lựa chọn dân chủ, bình đẳng ở cả
                hai phía chủ thể sáng tạo và người tiếp nhận văn học” [1, tr.22].

                      Dương Thị Hương (2015) trong cuốn Giáo trình cảm thụ văn học, NXB ĐHSP Hà
                Nội đã khái quát những luận điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa đọc hiểu và cảm
                thụ văn học của độc giả, những tiền đề của quá trình cảm thụ văn học và tác giả đưa ra
                những biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học qua phân
                môn Tập đọc. Tác giả cũng đã đưa ra khái niệm cụ thể về cảm thụ văn học: “Cảm thụ văn
                học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất. Người đọc không chỉ nắm
                bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin, phân tích, đánh giá được khả năng

                sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và
                có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người đọc” [4, tr.7]. Đồng thời tác giả đã gợi ý cảm
                thụ một số tác phẩm thơ ở chương trình Tiểu học. Tác giả cho rằng cảm thụ văn học là
                nhu cầu đặt ra với văn bản nghệ thuật. Do đó, để đọc hiểu và cảm thụ tốt các văn bản
                nghệ thuật thì trước hết cần tìm hiểu đặc trưng của nó. Tác giả cho rằng văn bản nghệ
                thuật là một sản phẩm nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu phản ánh, là một chỉnh

                thể nghĩa, một khối thống nhất có tổ chức của các thành tố hợp thành, một thông báo mà
                tác giả gửi tới người đọc. Văn bản nghệ thuật là sự sáng tạo độc đáo nên nghĩa của nó
                không bó hẹp trong phạm vi nhất định mà còn có quan hệ với những thành tố khác ngoài
                văn bản. Người đọc văn bản nghệ thuật dựa trên sự sáng tạo của người viết để khám phá
                ý nghĩa của nó và đôi khi hiểu nó theo suy nghĩ của mình, từ đó sáng tạo thêm những
                điều mới.
                      Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích các vấn đề về năng lực cảm thụ văn
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204