Page 202 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 202

197


               4). Như vậy trong tác phẩm văn học, vốn dĩ nếp cảm, nếp nghĩ, phương pháp tư duy của tác
               giả đã mang tính truyền thống, dân tộc và đại chúng, nếp cảm xúc và tư duy đó tất nhiên phải
               có đổi mới nhưng không đến mức quá xa lạ với người học ở trình độ nhận thức bình thường,

               không đến mức quá khó trong hoạt động cảm thụ hoặc gây nhiều tranh cãi. Tất cả những giá
               trị nội dung và hình thức của tác phẩm hoặc đoạn trích đều có xu hướng “định lượng”
               hoặc “mô phạm hoá”, tức có thể dùng sự phân tích lí tính là chủ yếu trong việc khám phá
               cái hay, cái đẹp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tương đối cho người học trong quá trình
               nhận thức và vận dụng. Do tính chất sư phạm nên việc cảm thụ trong nhà trường nói
               chung là hoạt động tái cảm thụ và tập cảm thụ. Trong quá trình dạy học, không nên bắt buộc
               người học phải lệ thuộc vào kết quả cảm thụ của những người đi trước, mà trái lại, rất cần
               phải khuyến khích người học cảm thụ tự do theo suy nghĩ và tưởng tượng của người học.

               Tuy nhiên, giáo viên vẫn phải đưa ra yêu cầu khiến người học không cảm thụ sai lạc, tản
               mạn và tiêu cực. Chính vì vậy, tính chất tái cảm thụ và tập cảm thụ trong nhà trường là
               không thể tránh khỏi. Đó là sự tất yếu và cần thiết. Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả
               có 83.5 % sinh viên đồng ý với ý kiến cảm thụ văn học là hoạt động mang tính chủ động,
               sáng tạo (Xem Bảng 5), điều đó chứng tỏ sinh viên đã ý thức được tính chất cơ bản của
               cảm thụ văn học, đó là một tín hiệu tốt cho thấy giáo viên trong khi dạy học hoàn toàn có

               thể dùng các giải pháp phù hợp khuyến khích người học cảm thụ sáng tạo, theo suy nghĩ và
               tưởng tượng của người học.
                       Bên cạnh những giáo viên đã có nhận thức tốt về việc cảm thụ văn học và dạy cảm
               thụ văn học cho người học thì một số ít giáo viên giảng dạy chưa coi trọng việc hướng
               dẫn người học cảm thụ nội dung và nghệ thuật tác phẩm cho nên chưa phát triển được
               năng lực cảm thụ tác phẩm cho người học. Một số giáo viên chưa vận dụng linh hoạt,
               sáng tạo các phương pháp dạy học mới, chưa tìm ra được các biện pháp dạy học có hiệu

               quả để áp dụng vào việc rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho người học; Nếu có cảm thụ văn
               học thì đa số giáo viên áp đặt cách cảm thụ của mình, người học thừa nhận ý kiến của
               giáo viên, cảm thụ lại những điều mà giáo viên cảm thụ được. Mà chúng ta đã biết rằng
               việc cảm thụ của giáo viên có những điểm giống nhưng cũng có những điểm khác so với
               cảm thụ của người học. Sinh viên phát hiện được các biện pháp nghệ thuật nhưng một số
               lại chưa hiểu được tác dụng của tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng thế

               nào. Bởi giáo viên dạy chưa tạo điều kiện để người học cảm thụ văn học tốt thông qua
               các giờ học dẫn đến người học chưa vận dụng được khả năng cảm thụ văn học làm cho
               quá trình học văn chưa chưa sinh động và hiệu quả, khả năng bộc lộ cảm xúc của người
               học còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do quá trình nhận thức của giáo viên về tầm quan
               trọng của việc bồi dưỡng cảm thụ văn học cho người học chưa thật đầy đủ, kiến thức về
               lĩnh vực cảm thụ văn học của giáo viên còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những biện pháp,
               kĩ năng bồi dưỡng cảm thụ văn học của giáo viên cho người học còn nhiều lúng túng,
   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207