Page 207 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 207

202


               biện pháp quan trọng là khuyến khích người học rung cảm nghệ thuật. Vì nếu không có
               rung cảm nghệ thuật, không có những rung động, hứng thú thì việc dạy học sẽ trở nên
               khô khan và nhàm chán. Việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học chính là một nhiệm

               vụ cần thiết giúp cho các giờ học trở thành những tiết học giàu cảm xúc, cần giúp người
               học rung cảm nghệ thuật ở hoạt động giới thiệu bài của giáo viên. Ngoài ra cần bồi dưỡng vốn
               tri thức ngôn ngữ - văn học - văn hóa, kinh nghiệm thực tế cho người học. Bồi dưỡng vốn
               sống cho người học cũng là một trong những nội dung của bồi dưỡng cảm thụ văn học.
               Với nhiệm vụ bồi dưỡng cảm thụ văn học, giáo viên phải nâng cao trách nhiệm trong việc
               phát triển vốn sống, nhất là vốn kinh nghiệm sống cho người học. Khi dạy người học cảm
               thụ, giáo viên phải hướng dẫn người học ngoài tư duy cụ thể phải biết tư duy trừu tượng
               để nâng cao nhận thức trong văn học.

               4. KẾT LUẬN
                       Như vậy, rõ ràng một vấn đề rất quan trọng đó là cần nâng cao nhận thức của sinh
               viên ngành Ngữ văn trường ĐH Tây Nguyên về vai trò của năng lực cảm thụ văn học.
               Căn cứ vào quá trình hình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học, có thể chủ động
               phát triển năng lực cảm thụ văn học. Trước hết cần làm cho người học thấy được ý nghĩa
               và tầm quan trọng của năng lực cảm thụ văn học, đây được xem là một trong những yếu

               tố ban đầu ảnh hưởng tích cực đến người học. Việc nhận thức rõ tầm quan trọng của năng
               lực cảm thụ văn học là một trong những yếu tố không thể thiếu để khơi gợi sự hứng thú
               học tập của sinh viên ngành Ngữ văn trường ĐH Tây Nguyên.
                       Nghiên cứu năng lực cảm thụ văn học là một việc rất quan trọng giúp người dạy
               và người học hiểu được nhu cầu của nhau để giảng dạy và học tập đạt kết quả tốt nhất. Từ
               kết quả nghiên cứu, sinh viên đánh giá vai trò của giảng viên là rất lớn trong phát triển
               năng lực cảm thụ văn học của sinh viên. Chính vì thế, giảng viên phải đổi mới giảng dạy.

               Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cảm thụ văn học của sinh viên, chúng tôi
               đề xuất các biện pháp chính để nâng cao năng lực cảm thụ văn học của sinh viên. Giảng
               viên là người truyền lửa, khơi lên sự hứng thú cho sinh viên trong quá trình học tập rất
               lớn. Chính vì thế, giảng viên không những có kiến thức chuyên môn sâu mà còn phải có
               kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm và đặc biệt là phải biết sử dụng những phương pháp
               giảng dạy tích cực để tạo sự chủ động tiếp thu, lĩnh hội, tìm tòi, sáng tạo nơi sinh viên.

               Ngoài ra, nếu sinh viên có niềm đam mê, yêu thích môn học, ngành học thì sinh viên sẽ
               có tâm thế sẵn sàng học tập, thái độ học tập đúng đắn, sẵn sàng vượt qua những khó khăn
               để học tập tốt, nghiên cứu tốt, đó là nguồn nội lực rất lớn từ trong bản thân mỗi sinh viên
               mà không ai, cái gì có thể thay thế được.
                       Phụ lục: Một số Bảng sử dụng trong bài viết
                      Bảng 1. Khảo sát mức độ yêu thích các học phần Văn học của sinh viên ngành
               Ngữ văn trường ĐH Tây Nguyên.
   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212