Page 204 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 204

199


               yếu tố đòi hỏi giảng viên theo sát và sáng tạo khi truyền đạt cho sinh viên ngành Ngữ văn
               trường ĐH Tây Nguyên, hay nói cách khác, nội dung học tập chịu sự chi phối bởi mục
               đích học tập và ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp giảng dạy của giảng viên. Việc tìm

               hiểu năng lực cảm thụ văn học qua các biểu hiện nhận thức của người học đối với nội
               dung học tập sẽ góp phần tìm ra những thuận lợi và nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực
               cảm thụ văn học của người học. Cảm thụ văn học luôn là sự rung cảm trước cái đẹp,
               trước những gì tinh tuý và tế nhị nhất của hình tượng văn học. Nó chống lại những gì khô
               khan, giản đơn, hời hợt, nó đòi hỏi phải có một sự tinh tế, sâu sắc, uyên thâm. Do đó, cảm
               thụ văn học là sự rung động của tâm hồn và nhân cách người đọc trước tính thẩm mĩ và
               tổng hoà của hình tượng trong các tác phẩm. Tính chủ quan trong cảm thụ văn học là đặc
               tính cho phép người đọc có thể tuỳ ý yêu thích tác phẩm này hay tác phẩm khác; tán

               thành hay phản đối tư tưởng nghệ thuật của tác giả tuỳ thuộc vào sở thích riêng, vốn tri
               thức, vốn sống, vốn kinh nghiệm riêng của mỗi người. Thậm chí họ còn có thể nhận thức,
               rung cảm theo một cách khác, không hoàn toàn giống với ý đồ nhà văn. Nói chung, cảm
               thụ văn học tuỳ thuộc rất nhiều vào sự chủ quan của người đọc. Cảm thụ văn học cũng là
               hoạt động thiên về cảm tính. Người đọc, bằng vốn tri thức và kinh nghiệm, cùng với năng
               khiếu của mình, có thể lĩnh hội được những khía cạnh khó nhận thấy nhất, ẩn giấu sau

               các chi tiết bình thường. Chỉ bằng những cảm nhận dựa theo kinh nghiệm và sự nhạy
               cảm, có thể đưa ra từ đầu những phát hiện nhiều khi sâu sắc, mới mẻ và độc đáo về hình
               tượng tác phẩm. Tuy nhiên ở trong thực tiễn, sinh viên vẫn còn thụ động và chưa tiếp thu
               hết được nội dung cần cảm thụ, nguyên nhân là sự chuẩn bị bài của các bạn chưa đầy đủ,
               mức độ sinh viên có thói quen soạn bài hay làm bài tập trong giáo trình các học phần
               chuyên ngành chỉ chiếm 18 %, có đến 72.5 % sinh viên ít có thói quen soạn bài (Xem
               Bảng 8). Như vậy, về những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến năng lực cảm thụ

               văn học, một số nguyên nhân xuất phát từ phía giảng viên và sinh viên. Bên cạnh đó, các
               yếu tố điều kiện khách quan cũng có sự ảnh hưởng đáng kể, đòi hỏi giảng viên phải linh
               động giải quyết. Về phía giảng viên, do thời gian dạy các học phần hạn chế nên cũng khó
               có thể tập trung bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu
               thực trạng năng lực cảm thụ văn học đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết: Về nhận thức
               của sinh viên chưa thật sự nhận thức đúng mức tầm quan trọng của năng lực cảm thụ văn

               học nói chung và những mục đích học tập, nội dung học tập cụ thể nói riêng. Về thái độ
               học tập của người học, sinh viên còn bị động trong học tập. Những biểu hiện hành động
               trong học tập của sinh viên vẫn chưa thực sự tích cực, sinh viên bị động trong phương
               pháp học tập và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ điều kiện khách quan đặc biệt là từ
               giảng viên. Nhìn chung, năng lực cảm thụ văn học của sinh viên bị chi phối bởi nhiều yếu
               tố. Việc tìm hiểu thực trạng năng lực cảm thụ văn học của sinh viên cần xem xét và đánh
               giá ở các bình diện là nhận thức, thái độ, hành vi, kết quả, điều kiện khách quan. Qua tìm
   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209