Page 203 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 203

198


               hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, do đó chưa thu hút được người học vào hoạt
               động cảm thụ một cách tích cực. Người học đọc sai thì sẽ hiểu sai, sẽ cảm thụ không
               đúng, dẫn đến chất lượng bồi dưỡng cảm thụ văn học cho người học còn nhiều hạn chế.

               Tìm hiểu thực trạng dạy học cảm thụ Văn học, chúng tôi thấy rằng việc dạy học cảm thụ
               văn học chưa đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ môn học. Không giúp người học hiểu
               được, không cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài, cũng có nghĩa là không hồi đáp
               được văn bản, tức là việc cảm thụ văn học thực sự chưa đạt yêu cầu. Người học chưa thấy
               được tính chất của một văn bản nghệ thuật, dù dài hay ngắn thì nó cũng chứa lượng thông
               tin nhất định về ngôn từ, hình ảnh, sự kiện, tình cảm cho nên những thông tin đó tác động
               vào tâm hồn người học bị hạn chế. Người học còn chậm trong quá trình nhận diện ngôn
               ngữ trong văn bản, kĩ năng đọc thành thạo để nắm được đề tài và những từ ngữ cần tìm

               nghĩa, từ đó việc hiểu nội dung của văn bản còn nhiều hạn chế. Đọc và hiểu còn đang
               tách rời nhau, người học đọc nhưng không hiểu, đọc nhưng không tư duy cái được đọc, từ
               đó dẫn đến khó khăn trong cảm thụ. Phần tìm hiểu nội dung văn bản, người học trả lời
               các câu hỏi máy móc, phụ thuộc quá nhiều vào từng câu, từng chữ trong văn bản, trong
               suy nghĩ và trả lời người học chưa chủ động và chưa có tính sáng tạo. Phần đông người
               học chỉ dừng lại ở phần tìm hiểu văn bản mà chưa chủ động trong việc diễn đạt kết quả

               cảm thụ, chưa biết rút ra bài học về nhận thức, về tình cảm, hành vi sau khi được đọc,
               được nghe. Đặc biệt người học chưa biết suy nghĩ để phê phán hay khẳng định nội dung
               văn bản đưa ra, người học không biết quan tâm đến mong muốn mà người viết đặt vào
               chính đối tượng người đọc, người nghe. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì điều
               đáng lo ngại là trong khi học tập, sinh viên còn khá thụ động, các em ít phát biểu, thảo
               luận với giáo viên trong khi học, chỉ có 20.5 % sinh viên thường xuyên phát biểu và chỉ
               có 6.5 % sinh viên lựa chọn cách thảo luận với giáo viên (Xem Bảng 6).

                       Ở phương diện lý thuyết, sinh viên hiểu cảm thụ văn học là sự rung cảm trước vẻ
               đẹp tinh tế của hình tượng văn học. 72.5 % sinh viên đồng ý với quan điểm đặc điểm của
               hoạt động cảm thụ văn học là hoạt động nhận thức hình tượng văn học, là sự rung cảm
               trước vẻ đẹp tinh tế của hình tượng văn học, cảm thụ văn học thiên về chủ quan và cảm
               tính  (Xem  Bảng  7).  Như  vậy,  có  thể  thấy  sinh  viên  ngành  Ngữ  văn  trường  ĐH  Tây
               Nguyên mặc dù đồng ý sự quan trọng và cần thiết của năng lực cảm thụ văn học nhưng

               vẫn chưa thực sự nhận thức rõ mục tiêu, vai trò của năng lực cảm thụ văn học. Sinh viên
               ngành Ngữ văn trường ĐH Tây Nguyên còn khá mơ hồ trong việc ý thức sự hình thành
               và phát triển năng lực cảm thụ văn học, các em tập trung và đầu tư vào việc học tập các
               môn khác nhưng lại ít đầu tư cho năng lực cảm thụ văn học, chính điều này đã trở thành
               một trong những nhân tố cản trở năng lực cảm thụ văn học. Nội dung học tập là yếu tố
               quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học. Nội dung học tập phải phù
               hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học, phù hợp mục tiêu bài học, đây cũng chính là
   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208