Page 198 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 198
193
Trần Đình Sử trong cuốn Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục, 2008 đã
khái quát những vấn đề thuộc về lý luận văn học, phương diện chủ quan của phản ánh và
đặc trưng của văn nghệ, đặc trưng của văn học, đặc trưng của tiếp nhận và cảm thụ tác
phẩm văn học. Tác giả cũng trình bày một số vấn đề về tiếp nhận – bình diện mới của lý
luận văn học: “Tác phẩm văn học được sáng tác ra nhằm để thưởng thức, tiếp nhận. Đó
là một sự thật hiển nhiên, thế mà lý luận văn học từ trước đến nay chủ yếu chỉ tập trung
nghiên cứu khâu sáng tác, hoặc nghiên cứu sáng tác tách rời với các quy luật tiếp nhận”
[16, tr.139]. Nhà nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của nghiên cứu tiếp nhận, cảm thụ
văn học của độc giả vì “văn học tồn tại trong bạn đọc không như một dấu tích, kỉ vật mà
là một hiện tượng sống” [16, tr.140]. Đến với tác phẩm văn học, người đọc muốn được
hưởng thụ và bồi đắp những tình cảm thẩm mĩ, muốn được mở mang trí tuệ, bồi dưỡng
thêm về tư tưởng, đạo đức, lí tưởng, học hỏi kinh nghiệm sống hoặc nhận xét, đánh giá.
Bằng việc cảm thụ, người đọc đã chuyển hóa văn bản thứ nhất của tác giả thành văn bản
thứ hai của mình. Bởi vì, trong khi đọc tác phẩm văn học, người đọc vừa bám vào sự mô
tả trong văn bản, vừa liên tưởng tới các hiện tượng ngoài đời, đồng thời cũng dựa vào
cảm nghĩ và lí giải của mình, mà hình dung, tưởng tượng ra con người, sự vật, sự việc
được miêu tả. Khi mối quan hệ nhà văn - tác phẩm - bạn đọc được đảm bảo thì người đọc
sẽ có được sự đồng cảm với với tác giả, yêu ghét những gì mà chính tác giả yêu ghét.
Trên cơ sở của sự đồng cảm, nếu người đọc tiếp tục suy ngẫm, liên hệ với thực tế, với
bản thân, sẽ đưa đến những nhận thức mới. Cảm thụ văn học là bước cuối cùng của
chặng đường đọc hiểu, là đọc hiểu ở mức độ cao nhất. Vì vậy, sau khi đã hiểu thấu đáo
nội dung một tác phẩm văn học, người đọc cần tiếp tục phát hiện các tín hiệu thẩm mĩ
của văn bản nhằm tiếp cận tác phẩm ở một mức độ cao hơn, tạo mối giao tiếp gần gũi
hơn với tác giả. Các tín hiệu đó có sức khơi gợi sâu xa, đem lại những rung cảm thực sự
cho người đọc. Sau khi phát hiện, bước tiếp theo là phân tích, bình giảng làm nổi bật vẻ
đẹp đó để người khác có thể chia sẻ, thưởng thức. Năng lực cảm thụ văn học là khả năng
nắm bắt một cách nhanh, nhạy, chính xác các đặc điểm, đặc trưng, bản chất của tác phẩm
về nội dung và nghệ thuật; là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế với
những điều tâm sự thầm kín nhất của tác giả gửi gắm qua hình tượng; là khả năng đánh
giá chính xác và sâu sắc tài năng, sự độc đáo trong phong cách nhà văn. Năng lực cảm
thụ văn học ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố qui định như: vốn
sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khi
tiếp xúc với tác phẩm văn học. Ngay cả ở một người, sự cảm thụ một bài văn, bài thơ
trong những thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Việc rèn luyện để nâng cao năng lực
cảm thụ văn học là một nhiệm vụ rất cần thiết. Một học sinh, sinh viên có năng lực cảm
thụ văn học tốt sẽ cảm nhận được các giá trị nhân văn, thẩm mĩ của tác phẩm văn học,
góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học nhằm giúp