Page 196 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 196
191
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, lí giải hệ thống các luận điểm khoa
học, phân tích đánh giá về năng lực cảm thụ văn học của sinh viên ngành Ngữ văn.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số vấn đề lý luận chung về cảm thụ văn học
Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Vấn đề
nghiên cứu năng lực cảm thụ văn học cũng đã được các nhà nghiên cứu văn học tìm hiểu và
ngày càng được quan tâm nhiều hơn, cụ thể đã có những công trình nghiên cứu sau:
Phan Trọng Luận, Trương Đình, Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn Phương pháp
dạy học văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996 đã cung cấp cho người đọc những tri
thức về lí luận dạy học và phương pháp dạy học văn, đã khẳng định việc rèn luyện kĩ
năng cảm thụ văn học là quan trọng, tác giả cũng nghiên cứu các phương diện liên quan
đến chất lượng dạy học văn học trong nhà trường. Tác giả đã đưa ra những luận điểm
quan trọng trong phương pháp dạy học văn. Trong đó, tác giả cho thấy dạy Văn học cần
quan tâm đến yếu tố cảm xúc. Cảm thụ văn học là sự đan xen phức tạp các yếu tố: tri
giác, lí giải, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng nhằm cảm nhận, phát hiện, khám phá và
chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương, nhằm bồi dưỡng mĩ cảm phong phú, tinh tế
cho độc giả. Để cảm thụ văn học đòi hỏi độc giả phải có xúc cảm, suy ngẫm, tưởng
tượng, thực sự gần gũi, “nhập thân” vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học. Cảm
nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể
hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. Phương thức chiếm lĩnh đối tượng
chủ yếu là bằng tình cảm, những xúc động mang tính trực quan, trực cảm, những liên
tưởng, suy luận. Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc của tâm hồn, cần
đến vốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của con người. Tiếp nhận văn học là hoạt
động “tiêu dùng”, “thưởng thức”, “phê bình” văn học của độc giả. Nó góp phần làm thoả
mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ của con người trong cuộc sống. Nó giúp hoạt
động sáng tạo nghệ thuật trở nên có ý nghĩa, có mục đích và những giá trị chân chính của
tác phẩm được phát triển phong phú.
Bài viết Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, các dạng bài
tập và những vấn đề cần lưu ý của Lê Phương Nga, in trên Tạp chí Giáo dục Tiểu học số
3/1998 đã đưa ra một số dạng bài tập cơ bản nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học
cho học sinh Tiểu học.
Phạm Toàn trong công trình Công nghệ dạy văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2000 đã đưa ra những luận điểm quan trọng về dạy văn trong nhà trường, trình bày quan
niệm và một số đặc điểm của dạy học văn học.
Trần Mạnh Hướng trong Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học (NXB Giáo
dục, 2001) đã đưa ra một số yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học, giúp học
sinh nắm được những yêu cầu, biện pháp rèn luyện cụ thể về cảm thụ văn học. Cuốn sách